Chi phí vận tải đang là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí logistics ở Việt Nam. Ở đây luôn tồn tại nhiều loại chi phí phi chính thức, các loại chi phí này đang chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi phí logistics.

Chi phí logistics ở Việt Nam đang bất cập như thế nào?

Tuyết Nhung | 27/11/2020, 11:11

Chi phí vận tải đang là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí logistics ở Việt Nam. Ở đây luôn tồn tại nhiều loại chi phí phi chính thức, các loại chi phí này đang chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi phí logistics.

Chi phí logistics ở Việt Nam hiện bao gồm 3 loại chính là: chi phí vận tải, chi phí lưu kho, chi phí hành chính. Trong đó, chi phí vận tải đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại chi phí.

Chi phí vận tải ở Việt Nam bao gồm: vận tải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải đường biển, vận tải đường biển và vận tải hàng không. Trong đó, vận tải đường bộ vẫn chiếm thị phần đa số trong vận tải hàng hóa. Báo cáo của Bộ Giao thông vận tải cho biết hiện nay chi phí vận tải còn ở mức cao.

logistics(1).jpg
Chi phí logistics ở Việt Nam hiện nay còn cao do tồn tại nhiều bất cập - Ảnh: Internet

Theo các doanh nghiệp vận tải, các yếu tố cấu thành chi phí vận tải đường bộ bao gồm: xăng dầu chiếm từ 30-35%, phí cầu đường (phí BOT) chiếm khoảng 10-15%, phí ngoài luồng khoảng 5%. Tùy theo từng doanh nghiệp và khu vực sẽ có mức chi phí khác nhau. Trong khi đó, thị phần vận tải hàng hóa đường bộ vẫn đang chiếm tới 80%.

Bên cạnh đó, chi phí phi chính thức trong vận tải đường bộ cao còn do giới hạn về tải trọng thấp cũng như khung giờ hoạt động của xe tải eo hẹp so với nhu cầu vận chuyển đường bộ của doanh nghiệp. Điều này cũng khiến các doanh nghiệp phải tốn thêm nhiều chi phí phi chính thức.

Theo phân tích cước phí và chi phí của các loại hình vận tải hàng ở Việt Nam của Trường Đại học Việt - Đức, khi xem xét cước phí vận tải đường dài trên 100km thì cước phí vận tải đường bộ cao gấp 3,7 lần so với vận tải đường thủy nội địa và vận tải đường thủy nội địa cao gấp khoảng 2,3 lần so với vận tải đường sắt.

Vận tải đường sắt ở Việt Nam hiện nay vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp do tốn nhiều thời gian và chi phí lại cao so với vận tải đường biển, song hiệu quả mang lại không cao.

Còn với vận tải đường biển quốc tế, cước vận tải biển quốc tế tại Việt Nam hiện nay còn cao do phụ phí chủ tàu container nước ngoài thu cao và bất hợp lý như: phụ phí vệ sinh container, phụ phí mất cân bằng container... trong khi phí sử dụng kết cấu hạ tầng biển còn cao.

Ví dụ tại cảng Hải Phòng, phí đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan là 2,2 triệu đồng/TEU hàng khô và 4,4 triệu đồng/FEU hàng khô, 2,3 triệu đồng/TEU hàng lạnh và 4,8 triệu đồng/FEU và 50.000 đồng/tấn hàng rời. Còn đối với hàng xuất nhập khẩu là 250.000 đồng/TEU và 500.000 đồng/FEU và hàng lỏng.

Với vận tải đường thủy thì chi phí lại thấp hơn đường sắt với quãng đường dưới 500km nhưng giá cước vận tải trọn gói từ cửa đến cửa lại có thể cao hơn vận tải đường bộ do chi phí kết nối hai đầu. Còn vận tải hàng không giờ chỉ chiếm một thị phần nhỏ do chưa được đầu tư và phát triển.

Đến chi phí lưu kho, chi phí lưu kho tại Việt Nam hiện nay còn cao do hệ thống hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, tính kết nối còn hạn chế giữa vận tải đường biển, vận tải đường sắt và đường bộ, thiếu trung tâm logistics cấp quốc gia, chi phí của các trung tâm logistics lạnh còn cao. Trong khi đó, thiết bị lưu kho, xếp dỡ lạc hậu làm chậm quá trình bốc dỡ, gây hỏng hóc hàng hóa...

Về chi phí hành chính, cho đến thời điểm hiện nay, quy định về kinh doanh dịch vụ logistics mới chỉ có Nghị định 163/2017/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 20.2.2018 thay thế Nghị định số 140/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, các quy định đối với lĩnh vực này còn nằm rải rác ở những văn bản luật khác như: Bộ luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật đầu tư... Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân làm kéo dài thời gian làm tăng chi phí logistics là giữa các cơ quan đang thiếu sự phối hợp đồng bộ khiến doanh nghiệp phải chờ kiểm tra nhiều vòng, dẫn tới thời gian thông quan bị kéo dài, ảnh hưởng đến chi chi phí sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, còn các khoảng "chi phí ngoài luồng". Đây là loại chi phí không chính thức, sẽ được hợp lý hóa vào các chi phí khác của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các loại chi phí này cũng vô hình trung đang làm tăng chi phí logistics ở Việt Nam.

Bài liên quan
Chi phí logistics của Việt Nam cao gần gấp đôi các nước phát triển
"Tính theo tỉ trọng GDP, chi phí logistics của Việt Nam là 18%, cao gần gấp đôi so với các nền kinh tế phát triển và cao hơn 4% so với mức bình quân toàn cầu", ông Ousmane Dione -Giám đốc Quốc gia tại Ngân hàng Thế giới cho biết.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chi phí logistics ở Việt Nam đang bất cập như thế nào?