"Dự án này (BOT Cai Lậy) được mua đi, bán lại rất nhiều và chúng tôi phải vay ngân hàng hơn 1.000 tỉ đồng, chiếm 83,1% tổng vốn dự án".

Chỉ định thầu dự án BOT Cai Lậy để mua đi bán lại?

Văn Vĩnh | 10/10/2017, 15:12

"Dự án này (BOT Cai Lậy) được mua đi, bán lại rất nhiều và chúng tôi phải vay ngân hàng hơn 1.000 tỉ đồng, chiếm 83,1% tổng vốn dự án".

Người đã có lời phát biểu ởtrên làông Lưu Văn Hào, Phó chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang (chủ đầu tư BOT Cai Lậy), khi trả lời phỏng vấnbáoNgười Lao Động trong bài viết "Lãnh đạo BOT Cai Lậy muốn dư luận đánh giá công bằng"đăng tải sáng 10.10.2017

Đây là dự án ban đầu được chỉ định thầu, mà theo giải thích của Bộ GTVT, vì tính cấp bách và không có doanh nghiệp khác hào hứng tham gia. Thế vì sao, sau khi được chỉ định thầu, dự án được mua đi bán lại nhiều lần, qua các doanh nghiệp - theo như ông Hào tiết lộ?

Ảnh chụp màn hình câu nói của ông Hào trong bài viết đăng trên báo Người Lao Động ngày 10.10.

Ngày 28.8.2014, Bộ GTVTdo Thứ trưởng Nguyễn Văn Thể (hiện là Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng) đại diệnđã ký với nhà đầu tư bản hợp đồng dự án BOT Quốc lộ 1 đoạn tránh Cai Lậy và tăng cường mặt đường đoạn qua tỉnh Tiền Giang.

Theo đó, liên danh nhà đầu tư của dự án này là Công ty cổ phầnPhát triển đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (do ông Phạm Văn Hiến làm Tổng giám đốc) và Công ty cổ phầnĐầu tưThương mại và Xây dựng Giao thông 1 (ông Trần Quang Tuyến làm Chủ tịch HĐQT).

Hiện nay, trên danh nghĩa thì chủ đầu tư vẫn là liên danh nàyvà Công ty TNHH đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang chỉ là đơn vị được thành lập để đầu tư và quản lý dự án. Vậy bên trong đã có những giao dịch mua bán dự án, mỗi bên đều kiếm lời - bởi lỗ thì không ai mua bán? Và Bộ GTVT có nắm được điều này không?

Tổng mức đầu tư của dự án này là xấp xỉ 1.400 tỉ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng và thiết bị chiếm gần 700 tỉ đồng; chi phí đền bù giải phóng mặt bằng là hơn 265 tỉ; chi phí dự phòng là hơn 250 tỉ đồng; lãi vay trong thời gian xây dựng là gần 120 tỉ đồng; chi phí quản lý dự án và chi phí khác là gần 70 tỉ đồng.

Sau khi chính thức thu phí vào ngày 1.8.2017thì nhiều chủ xe, tài xế đã phản đối do trạm này chặn ngang quốc lộ 1 để thu phí, bất kể xe có đi vào đường tránh TX.Cai Lậy hay không. Trước đó, để “hợp thức hóa” việc chặn xe trên quốc lộ 1, nhà đầu tư đã trải nhựa thêm hơn 26km mặt đường trên quốc lộ 1 và được Bộ GTVT đồng ý về vị trí đặt trạm như vậy.

Vị trí đặt trạm khiến tài xế bức xúc

Sau khi các tài xế quyết liệt phản đối bằng cách dùng tiền lẻ để mua vé qua trạm gây ách tắc giao thông, trạm này đã được xả trạm từ ngày 15.8.2017. Mới đây, chủ đầu tư cho biếtsẽ giảm giá vé khoảng 30% và thu trở lại trong tháng 10.2017, chỉ chưa định ngày chính thức.

Trên các diễn đàn mạng xã hội, nhiều tài xế và chủ xe khẳng định nếu trạm này thu trở lại, họ sẽ tiếp tục “cuộc chiến tiền lẻ”, bởi sử dụng tiền lẻ là điều pháp luật không cấm. Theo họ, giảm giá vé hay không giảmkhông quan trọng, mà quan trọng nhất là trạm thu phải được dời vào đúng vị trí của nó: Đường tránh TX. Cai Lậy.

Thanh Hồ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chỉ định thầu dự án BOT Cai Lậy để mua đi bán lại?