Chính phủ Úc đã yêu cầu gã khổng lồ năng lượng Chevron phải chôn lấp một phần khí thải để không gây hại cho bầu không khí Trái đất. Và Chevron tuyên bố bắt đầu bơm carbon dioxide nén vào tầng sa thạch bên dưới khu bảo tồn thiên nhiên trên đảo Barrow gần dự án khí Gorgon.

Chevron triển khai dự án chôn lấp khí thải gây hiệu ứng nhà kính

11/08/2019, 18:56

Chính phủ Úc đã yêu cầu gã khổng lồ năng lượng Chevron phải chôn lấp một phần khí thải để không gây hại cho bầu không khí Trái đất. Và Chevron tuyên bố bắt đầu bơm carbon dioxide nén vào tầng sa thạch bên dưới khu bảo tồn thiên nhiên trên đảo Barrow gần dự án khí Gorgon.

Theo thỏa thuận của Chevron với chính phủ Úc, gã khổng lồ năng lượng phải thu 80% lượng khí thải từ dự án Gorgon LNG và bơm vào hồ chứa ngầm dưới đảo Barrow - Ảnh: AAP

Theo Quaz.com, Úc là một trong những quốc gia có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục đạt mức cao kỷ lục. Khoảng một nửa mức tăng nguồn khí thải đó trong năm 2018 đến từ một nguồn - dự án khí Gorgon, thuộc sở hữu của Chevron ở bang Tây Úc.

Công ty này hiện đang cố gắng giảm lượng khí thải thông qua một dự án chôn vùi carbon dioxide. Công trình mà công ty xây dựng vào năm 2016 với giá 88 tỉ USD, sản xuất 25 triệu tấn khí đốt tự nhiên và thải ra 10 triệu tấn carbon dioxide mỗi năm. Điều này là do mỏ khí không chỉ chứa khí đốt tự nhiên, mà còn cả carbon dioxide (tồn tại trong nhiều mỏ khí đốt trên thế giới). Do đó, Chevron phải tách carbon dioxide khỏi hỗn hợp trước khi hóa lỏng để vận chuyển. Hầu hết carbon dioxide giải phóng từ quá trình này được thải vào khí quyển.

Tuy nhiên, chính phủ Úc đã yêu cầu Chevron phải chôn lấp một phần khí thải để không gây hại cho bầu không khí Trái đất. Chính vì thế mà Chevron tuyên bố bắt đầu bơm carbon dioxide nén vào tầng sa thạch bên dưới khu bảo tồn thiên nhiên trên đảo Barrow gần đó. Công ty cho biết sau khi hoàn thành các thử nghiệm ban đầu, công ty sẽ chôn lấp tới 4 triệu tấn carbon dioxide mỗi năm, điều này sẽ làm giảm khoảng 40% lượng khí thải carbon của dự án. Công nghệ làm nền tảng cho dự án này được gọi là thu hồi và lưu trữ carbon (carbon capture and storage - CCS) và Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc cho rằng nó rất quan trọng để giảm lượng khí thải toàn cầu. Mặc dù công nghệ này đã được sử dụng thương mại trong hơn 50 năm, nhưng ngày nay chỉ có khoảng 20 dự án quy mô lớn trên thế giới sử dụng.

Sau khi hoạt động ở quy mô đầy đủ, đây sẽ là cơ sở thu giữ và lưu trữ carbon dioxide lớn nhất thế giới.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chevron triển khai dự án chôn lấp khí thải gây hiệu ứng nhà kính