Liên minh châu Âu (EU) đã ra lệnh cấm vận 90% dầu mà khối quốc gia này nhập từ Nga, như một đòn trừng phạt Nga mạnh nhất từ khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Châu Âu tiếp tục gây khó Nga xuất khẩu dầu thô bằng lệnh cấm bán bảo hiểm

Bảo Vĩnh | 19/06/2022, 17:06

Liên minh châu Âu (EU) đã ra lệnh cấm vận 90% dầu mà khối quốc gia này nhập từ Nga, như một đòn trừng phạt Nga mạnh nhất từ khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Và lệnh cấm bán bảo hiểm cho tàu chở dầu thô Nga sẽ càng khiến Nga khó bán hàng trăm ngàn thùng dầu/ngày cho các người mua ở Ấn Độ, Trung Quốc. Điều này sẽ càng khiến giá dầu thế giới tăng cao hơn.

Đó là nhận định của Matt Smith, nhà phân tích về dầu thô hàng đầu ở Kpler, một công ty trí tuệ marketing ở Mỹ. Ông nói với CNN rằng: “Đánh vào mảng bảo hiểm là cú đánh tốt nhất để chặn dòng chảy dầu thô của Nga, thay vì khiến Nga chuyển dòng qua hướng khác”.

EU đã tuyên bố các công ty EU sẽ bị cấm bán bảo hiểm và chi trả phí vận chuyển dầu thô Nga cho các nước thứ ba sau một giai đoạn quá độ 6 tháng.

Ủy ban châu Âu, cơ quan hành pháp của EU, tuyên bố “cách này đặc biệt gây khó khăn cho Nga trong việc xuất khẩu dầu thô và sản phẩm hóa dầu cho phần còn lại của thế giới, vì các nhà khai thác EU là các nhà cung ứng quan trọng của các dịch vụ này”.

Theo CNN, dự kiến Vương quốc Anh cũng sẽ hòa vào nỗ lực trên của EU. Điều này sẽ càng xiết chặt mục tiêu cấm vận Nga, khi mà từ nhiều thế kỷ qua, Lloyd's of London là trung tâm của thị trường bảo hiểm hàng hải.

Cho đến nay, Nga có thể “né đòn” giảm xuất khẩu dầu thô sang châu Âu bằng cách bán đại hạ giá nhằm thu hút các khách hàng khác. Thế nhưng, nếu các tàu không thể mua bảo hiểm cần có để chuyển hàng hóa thì việc bán hàng của Nga sẽ khó nhọc hơn trong tương lai gần.

Ông Shin Kim, một nhà phân tích về sản xuất và cung ứng ở công ty S&P Global Commodity Insights, nói : “Lệnh cấm bán bảo hiểm cho tàu Nga là một lý do quan trọng và cơ bản, khi chúng ta nhận định không phải tất cả số thùng dầu Nga có thể dễ dàng chuyển dòng từ châu Âu sang các nơi khác, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ. Lệnh cấm này sẽ nhồi thêm những phức tạp về chính trị và kinh tế trong việc dịch chuyển dòng dầu Nga”.

Lệnh cấm của EU đối với dầu thô Nga vận chuyển bằng đường biển đang được thực hiện theo từng giai đoạn. Nhưng các khách hàng châu Âu đã rút lui, muốn tránh những khó khăn về hậu cần và thiệt hại về danh tiếng.

Sergei Vakulenko, một nhà phân tích năng lượng ở Đức, nêu “ Các tàu có bảo hiểm hoặc không đều sẽ không được phép vào bất kỳ cảng lớn nào hoặc đi qua những tuyến hàng hải quan trọng nhưng hẹp như vịnh Bosphorus hoặc kênh đào Suez”.

Các cơ sở tài chính cũng cảnh giác trước nguy cơ vi phạm lệnh trừng phạt, khiến có thể bị phạt nặng.

Theo dữ liệu của công ty Kpler, dầu thô Nga xuất khẩu sang vùng tây bắc châu Âu đã giảm từ 1,08 triệu thùng/ngày hồi đầu năm 2022 xuống dưới 325.000 thùng/ngày trong tháng 5 qua. Sức ép từ phương Tây đã buộc Nga phải giảm sản lượng. Bộ Kinh tế Nga hồi tháng 4 đã nói sản lượng có thể giảm 17% trong năm nay.

Nhưng sự gia tăng xuất khẩu sang châu Á đã giúp Nga bù đắp một phần lớn những thiệt hại đó. Trung Quốc và Ấn Độ tận dụng việc Nga bán đại hạ giá, đã nhập khẩu khoảng 938.700 thùng/ngày, theo dữ liệu của Kpler.

Hồi tháng 1.2022, tổng mức nhập khẩu của hai nước này chỉ là 170.800 thùng/ngày.

Nhà phân tích Smith nói tiếp: “Mức nhập khẩu ấy tăng nhanh 3 tháng sau khi cuộc chiến ở Ukraine bùng nổ, và dầu thô Nga xuất khẩu vẫn đang tiếp tục tăng”.

Lệnh cấm của EU đối với việc vận chuyển dầu thô của Nga là nhằm giải quyết vấn đề này. Nếu Vương quốc Anh hợp tác, Ấn Độ sẽ khó khăn hơn rất nhiều trong việc nhận dầu Nga. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra đối với Trung Quốc, nơi nhu cầu về nhiên liệu dự kiến ​​sẽ tăng lên khi các hạn chế về coronavirus ở các thành phố lớn được nới lỏng.

Việc loại Nga ra khỏi các thị trường khác sẽ có tác động mong muốn là tăng ức ép đối với Moscow, nhưng nó có thể thúc đẩy giá năng lượng toàn cầu hơn nữa, trong khi châu Âu và Mỹ cố gắng kiềm chế lạm phát đang tăng vọt.

“Đúng, Nga sẽ bị tổn thất lớn về nguồn thu, nhưng châu Âu và Mỹ sẽ phải khổ nhọc vì sự tăng đáng kể giá dầu thế giới”, là kết luận của Olivier Blanchard, cựu kinh tế trưởng ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế, trong một bài báo cho Viện Peterson về Kinh tế Quốc tế.

Nga đã tuyên bố sẽ phá vỡ thế bị cấm vận, như Reuters đưa tin rằng Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Nga do nhà nước kiểm soát hiện là nhà tái bảo hiểm chính cho các tàu của Nga.

Thị trường bảo hiểm cũng bao gồm một mạng lưới các nhà tái bảo hiểm giúp phân chia rủi ro. Nhiều công ty trong số này có trụ sở tại châu Âu.

Ông Dmitry Medvedev, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia, nói: “Vấn đề này có thể xử lý được. Chuyện bảo hiểm các đợt giao hàng có thể dựa vào các đảm bảo của nhà nước trong những khung thỏa thuận quốc tế với các quốc gia thứ ba. Nga luôn và sẽ luôn là một đối tác tin cậy và đầy trách nhiệm”.

Tuyên bố này đồng nghĩa các chuyến hàng của Nga sẽ không bị cắt đứt hoàn toàn. Richard Bronze của công ty nghiên cứu tư vấn Energy Aspect, nói: “Nó gây xáo trộn, nhưng nó sẽ không quét sạch tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Nga”.

Bài liên quan
Dân Anh tuần hành phản đối chi phí sinh hoạt tăng vọt
Hàng ngàn người đã tuần hành khắp trung tâm thủ đô London hôm 18.6, để phản đối giá cả sinh hoạt tăng cao ở Anh.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Châu Âu tiếp tục gây khó Nga xuất khẩu dầu thô bằng lệnh cấm bán bảo hiểm