Khi tốc độ tiêm chủng tại châu Âu có dấu hiệu chậm lại,các nhà lãnh đạo đang chạy đua để tìm cách thúc đẩy người dân đi tiêm phòng vắc xin COVID-19.

Châu Âu mạnh tay thúc đẩy người dân đi tiêm chủng

Đan Thuỳ | 27/07/2021, 08:44

Khi tốc độ tiêm chủng tại châu Âu có dấu hiệu chậm lại,các nhà lãnh đạo đang chạy đua để tìm cách thúc đẩy người dân đi tiêm phòng vắc xin COVID-19.

Ngày 26.7, Quốc hội Pháp đã thông qua đạo luật yêu cầu “giấy thông hành sức khỏe” để chứng minh việc đã tiêm phòng hoặc xét nghiệm PCR âm tính trước khi vào nhà hàng, quán bar và tàu đường dài, máy bay. Quy định này được bắt đầu áp dụng từ tháng 8.

“Chúng tôi sẽ mở rộng việc áp dụng giấy thông hành sức khỏe để thúc đẩy người dân đi tiêm phòng”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói khi công bố đạo luật vào giữa tháng 7. Ông cũng cho biết các nhân viên y tế sẽ bắt buộc phải tiêm phòng từ ngày 15.9 và ám chỉ rằng tất cả mọi người đều sẽ bị bắt buộc phải tiêm vắc xin nếu như tình hình dịch bệnh tồi tệ hơn.

anh-chup-man-hinh-2021-07-27-luc-08.25.12.png

Vào giữa tháng 7, Hy Lạp đã phải đối mặt với tình trạng các mắc mới COVID-19 liên tục gia tăng đe dọa sự hồi sinh của ngành du lịch nước này. Ngay lập tức, Hy Lạp đã cấm những người chưa tiêm vắc xin vào quán bar, quán cà phê và rạp chiếu phim. Nước này cũng ra lệnh tiêm phòng bắt buộc cho tất cả các nhân viên y tế.

Ý cho biết hôm 22.7 rằng họ sẽ áp đặt các hạn chế tương tự đối tại các địa điểm công cộng. “Thông điệp mà chính phủ chúng tôi muốn đưa ra là hãy đi tiêm chủng”, Bộ trưởng Y tế nước này cho biết.

Việc ngăn cấm những người chưa tiêm chủng ở các lĩnh vực trong đời sống xã hội là quy định mới nhất trong số nhiều hạn chế không tưởng ở phương Tây nhưng hiện nay nó đang dần phổ biến. Các động thái này đã làm dấy lên các cuộc biểu tình phản đối và các cuộc tranh luận về việc liệu tiêm vắc xin nên là sự lựa chọn cá nhân hay do chính phủ ép buộc vì lợi ích người dân.

anh-chup-man-hinh-2021-07-27-luc-08.25.05.png

“Sẽ rất thú vị khi xem quy định hạn chế này hoạt động tại phương Tây vì trước đó không ai nghĩ rằng mọi thứ sẽ diễn ra như bây giờ, nhưng chính xác bây giờ chúng đang diễn ra. Tuy nhiên cũng không rõ việc liệu ép buộc người dân tiêm vắc xin có hiệu quả hay không?”, Tiến sĩ Oliver Watson, nhà nghiên cứu mô hình hóa quá trình lây nhiễm COVID-19 tại Đại học Imperial College London cho biết.

Các chính trị gia tại Đức đã tuyên bố không áp đặt các quy định về việc bắt buộc đeo khẩu trang và cũng không đưa ra các khuyến khích tiêm chủng, mặc dù ở một số bang của Đức, người dân đã được tiêm chủng đầy đủ để có thể vào các quán bar hoặc nhà hàng mà không cần xét nghiệm PCR âm tính.

Tuy nhiên, nước này đang bắt đầu nhận thấy sự gia tăng nhiễm COVID-19 ở những người trẻ tuổi cũng như sự chậm lại của việc tiên chủng trong những tuần gần đây. “Các nhà dịch tễ học đang cho rằng việc tiêm vắc xin là điều quan trọng để chống lại dịch bệnh nếu như không muốn có một đợt bùng phát thứ 4 như nước Anh đang gặp phải”, Berit Lange, nhà dịch tễ học tại Trung tâm Nghiên cứu Nhiễm trùng Helmholtz nói với CNN.

anh-chup-man-hinh-2021-07-27-luc-08.24.52.png

Tại Anh, Thủ tướng Boris Johnson đã nới lỏng hầu hết các hạn chế phòng dịch vào đầu tuần trước, đồng thời tuyên bố rằng tiêm chủng đầy đủ sẽ là điều kiện để vào hộp đêm vào cuối tháng 9.

Một nguồn tin nói với CNN ngày 25.7 rằng chính phủ Anh hiện đang xem xét việc đưa ra bằng chứng về việc tiêm chủng đầy đủ chống lại COVID-19 là bắt buộc với tất cả các sự kiện có hơn 20.000 người tham dự. Hiện ý tưởng này vẫn đang ở “giai đoạn đầu” nhưng nếu nó được thông qua thì giải Ngoại hạng Anh sẽ là sự kiện đầu tiên được áp dụng.

Bài liên quan
Mỹ và châu Âu bất đồng ý kiến về nguyên nhân làm hỏng 2 tuyến cáp ngầm biển Baltic
Đài CNN cho biết giới chức châu Âu tin rằng vụ việc lưu lượng của hai tuyến cáp internet ngầm ở biển Baltic bất ngờ bị gián đoạn mới đây là do hành động phá hoại, nhưng phía Mỹ lại nghĩ có khả năng đây chỉ là vụ tai nạn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Châu Âu mạnh tay thúc đẩy người dân đi tiêm chủng