Tại tọa đàm "Giáo dục và hệ sinh thái AI - GPT: Cơ hội và thách thức”, nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ chỉ là công cụ hỗ trợ và cần sự hướng dẫn của con người.

ChatGPT không được thiết kế cho mục đích dạy học

Dạ Thảo | 24/02/2023, 12:55

Tại tọa đàm "Giáo dục và hệ sinh thái AI - GPT: Cơ hội và thách thức”, nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ chỉ là công cụ hỗ trợ và cần sự hướng dẫn của con người.

Tại tọa đàm "Giáo dục và hệ sinh thái AI- GPT: Cơ hội và thách thức" được tổ chức ngày 23.2, TS Tôn Quang Cường, Khoa Công nghệ giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) lưu ý rằng, có quá nhiều thầy cô giáo lo lắng tham gia những lớp học hướng dẫn sử dụng công cụ này là không cần thiết và phù hợp. 

Đối với sản phẩm ChatGPT vừa mới ra đời, thu hút được sự quan tâm của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng trong thời gian qua, theo các chuyên gia, ChatGPT là một chatbot do OpenAI phát triển, ngay từ đầu không nhằm mục đích để sử dụng như một công cụ giáo dục.

ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ lớn được xây dựng để tạo ra văn bản giống như con người tạo ra, dựa trên dữ liệu đầu vào mà nó nhận được. Ứng dụng này có thể được sử dụng gợi ý cho các bài viết mang tính sáng tạo, những cuộc trò chuyện thú vị hoặc đơn giản là để phục vụ nhu cầu giải trí. Song, ChatGPT không được thiết kế để sử dụng cho mục đích dạy học.

vie_0342-1677135872004.jpg
Giáo dục cần xây dựng hệ sinh thái về AI-ChatGPT - Ảnh: ĐH Quốc gia

Hiệu trưởng trường ĐH Giáo dục, GS - TS Nguyễn Quý Thanh nhận định, sự xuất hiện của AI-GPT mới chỉ là sự khởi phát của công nghệ giáo dục, đánh thức chúng ta về khả năng, giới hạn mới của công nghệ và sẽ ngày càng thâm nhập sâu hơn vào giáo dục trong thời gian tới.

Công nghệ AI có thể cải thiện được năng lực trí tuệ của con người, AI cũng đang làm thay đổi cách truyền đạt kiến thức của người dạy và cách tiếp thu kiến thức của người học.

Các chuyên gia công nghệ và giáo dục nhận định, trong tương lai, sẽ có những sản phẩm công nghệ mới được thâm nhập sâu vào trong lĩnh vực giáo dục, tạo ra hiệu ứng ở các cấp độ khác nhau. Vì vậy, cần hiểu về bản chất, cơ chế vận hành của ChatGPT và các sản phẩm tương tự, để có những phương án đề xuất về mặt chính sách, kỹ thuật, kỹ năng sử dụng, tích hợp các ưu điểm của sản phẩm trong thực tiễn giáo dục.

Đưa ra ý kiến của mình, TS Tôn Quang Cường - Chủ nhiệm Khoa Công nghệ giáo dục cho biết, hiện nay giáo dục Việt Nam đang chuyển dịch từ cách dạy cung cấp câu trả lời sang cách dạy giúp người học đi tìm kiếm câu trả lời và một trong những kỹ năng đầu tiên là phải biết cách đặt câu hỏi. ChatGPT này có thể nâng cao khả năng tìm kiếm và nghiên cứu cho học sinh, bằng cách cung cấp thông tin đáng tin cậy, chính xác và giúp học sinh phân tích và tổng hợp thông tin một cách hiệu quả; cung cấp cho học sinh trải nghiệm học tập tương tác và thú vị bằng cách đưa ra các câu hỏi phức tạp và thử thách, phản hồi dựa trên sự phát triển của học sinh.

Bên cạnh đó, ChatGPT có thể giúp giáo viên nâng cao hiệu quả giảng dạy bằng cách chuẩn bị tài liệu giảng dạy, phản hồi nhanh chóng cho các câu hỏi của học sinh, giúp giảm bớt khối lượng công việc của giáo viên và tăng cường hiệu quả giảng dạy. ChatGPT sẽ đánh giá, phân tích dữ liệu bằng cách thu thập và phân tích thông tin học sinh, qua đó, giúp giáo viên, nhân viên giáo dục đưa ra quyết định, định hướng giáo dục chính xác hơn.

Tại tọa đàm, nhiều ý kiến cho rằng, ChatGPT có thể giải phóng cho giáo viên trong công việc hàng ngày, lặp đi lặp lại. Đây là cơ hội giúp ngành giáo dục chuyển đổi từ dạy nội dung sang năng lực. Nếu dùng ChatGPT hợp lý có thể tạo ra tài liệu cá thể hóa cho mỗi học sinh. Tuy nhiên, làm sao để sử dụng ChatGPT hay các công nghệ AI khác một cách hợp lý là thách thức cần các nhà giáo dục kết hợp với nhà hoạch định chính sách vào cuộc.

Nhiều chuyên gia giáo dục đều cho rằng, ChatGPT có một số hạn chế và không nên sử dụng. Qua khảo sát và sử dụng có thể thấy ứng dụng này thiếu khả năng tương tác cá nhân như giáo viên.

ChatGPT có thể hỗ trợ các hoạt động học tập cơ bản như tìm kiếm thông tin và giải đáp câu hỏi. Tuy nhiên, nó không thể đánh giá được các kỹ năng mềm và khả năng tương tác xã hội của học sinh.

Ứng dụng này có thể cung cấp câu trả lời chính xác cho các câu hỏi nhưng không thể giải thích chi tiết và cung cấp thông tin bổ sung. Nếu học sinh dựa quá nhiều vào Chat GPT để tìm kiếm thông tin, họ có thể trở nên lười học và mất khả năng tự tìm kiếm, giải quyết vấn đề. Ngoài ra, ứng dụng này không có khả năng hiểu và cảm nhận được tình cảm, cũng như nhu cầu của học sinh.

Bài liên quan
Trưởng bộ phận sản phẩm OpenAI chia sẻ 5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ChatGPT không được thiết kế cho mục đích dạy học