Cuối tuần rồi, Sở Y tế TP.Cần Thơ vừa có kết luận Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ làm đúng quy trình tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Thị Mỹ Phương. Trước đó, chồng của bệnh nhân này gửi đơn khiếu nại, cho rằng bệnh viện chẩn đoán chị Phương bị đau ruột thừa, nhưng khi mổ lại phát hiện xuất huyết nang buồng trứng.

Chẩn đoán sai, vì sao Sở Y tế vẫn kết luận bệnh viện không sai?

Hồ Hùng | 25/07/2016, 12:10

Cuối tuần rồi, Sở Y tế TP.Cần Thơ vừa có kết luận Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ làm đúng quy trình tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Thị Mỹ Phương. Trước đó, chồng của bệnh nhân này gửi đơn khiếu nại, cho rằng bệnh viện chẩn đoán chị Phương bị đau ruột thừa, nhưng khi mổ lại phát hiện xuất huyết nang buồng trứng.

Điều trị thành công, vẫn kiện bác sĩ!

Chiều 19.7, anh Nguyễn Văn Lành (ngụ thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) đã chính thức khiếu nại, đề nghị Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ phải chịu trách nhiệm trong việc chẩn đoán sai bệnh của vợ mình là chị Nguyễn Thị Mỹ Phương, 37 tuổi.

Trước đó vàongày 16.7, chị Phương đau bụng, khi đứng lên và đi lại thì bị thốn dữ dội. Khi được đưa vào bệnh viện, khoảng 10 giờ 30 phút, sau khi chẩn đoán chị Phươngbị viêm ruột thừa, phía bệnh viện thông báo cho anh Lành ký vào cam kết và mổ nội soi cho vợ anh.

Khoảng 2 giờ sau, bác sĩ lại kêu anh Lành vào phòng và thông báo chị Phương không bị viêm ruột thừa mà bị xuất huyết nang buồng trứng. Đợi cho vợ tỉnh lại sau khi mổ, anh Lành liền gọi điện thoại cho giám đốc bệnh viện báo sự việc.

Đơn kiện của bệnh nhân.

Ngay sau đó, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp làbác sĩ La Văn Phú đãlên giải thích. Khi anh Lành hỏi về việcchẩn đoán saivà yêu cầu bệnh viện phải có trách nhiệm thì bác sĩ Phú cho rằng, chẩn đoán là bệnh này nhưng khi mổ phát hiện bệnh kia là chuyện bình thường.

“Dù chẩn đoán không đúng bệnh viêm ruột thừa cấp nhưng khi mổ thì chúng tôi phát hiện bệnh nhân Phương bị bướu lành buồng trứng/xuất huyết nang buồng trứng (phải) nên đã cắt khối u buồng trứng. Việc xử lý này cũng tương tự như xử lý ruột thừa, cũng mổ nội soi một chỗ.Hơn nữa, việc phẫu thuật này có gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân đâu?”, bác sĩ Nguyễn Văn Nghĩa, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ lý giải.

Tuy nhiên, anh Lành không đồng ý và khăng khăng khiếu kiện, dù hiện tại vợ anh đã hồi phục rất nhanh sau phẫu thuật vàsắp được xuất viện.“Tôi ký cam kết đồng ý mổ và chấp nhận rủi ro trong trường hợp vợ tôi bị viêm ruột thừa cấp chứ không phải đồng ý mổ và chấp nhận rủi ro đối với bệnh khác”, anh Lành khẳng định.

Đòi hỏi quá đáng của bệnh nhân

1 bác sĩ cho biết: “Viêm ruột thừa là bệnh cấp cứu ngoại khoa thường gặp nhất, nhưng nhiều trường hợp rất khó chẩn đoán chính xác do nhiều nguyên nhân. Ruột thừa và buồng trứng phải lại nằm sát nhau. Việc quan trọng là đừng để phẫu thuật trễ sẽ ảnh hưởng sức khoẻ hoặc khiến bệnh nhân tử vong. Ở đâu cũng có sai sótnên trước khi mổ người nhàđều phải ký cam kết và nếu tai biến chuyên môn thì bác sĩ không phải chịu trách nhiệm”.

Theo bác sĩ Nghĩa: “Trước khi phẫu thuật cho chị Phương thì các bác sĩ đã tiến hành siêu âm đến 3 lần và đều phát hiện trong ổ bụng bệnh nhân có chứa nhiều chất dịch.Cả 2 chứng bệnh viêm ruột thừa và xuất huyết nang buồng trứng đều có triệu chứng đau hố chậu phải, có phản ứng thành bụng, và do đó, thông thường tỷ lệ chẩn đoán nhầm VRT khoảng 5-10%.

Như vậy, 1 bệnh viện lớn, mỗi năm chẩn đoán nhầm cũng vài chục đến vài trăm ca.Tuy nhiên tuyệt đại đa số là sau đó sức khỏe bệnh nhân vẫn tốt, do vẫn chỉ định mổ, khi phát hiện xử lý đúng, bệnh nhân khỏi bệnh”.

Bác sĩ Trần Văn Nguyên, giảng viên trường Đại học Y dược Cần Thơ, phân tích: “Viêm ruột thừa và xuất huyết nang buồng trứng (Mittelschmerz) không phải dễ phân biệt dù có chụp MSCT (chụp cắt lớp điện toán đa lát cắt). Nhưng phương pháp điều trị thì có gì khác nhau? Đều là mổ nội soi thôi. Vấn đề là nên hội chẩn lại trên bàn mổ (với bác sĩ tham vấn và gia đình bệnh nhân) xem chỉ làm 1 phẫu thuật hay cả 2 cùng lúc”.

“Thực ra trong y khoa bao giờ cũng có chẩn đoán bệnh ban đầu và chẩn đoán phân biệt (là 1 số bệnh có dấu hiệu gần giống như bệnh đang chẩn đoán ưu tiên). Không phải bao giờ cũng chẩn đoán đúng 100%.Vấn đề là giải thích tế nhị sau đó cho bệnh nhân hiểu thôi”, mộtbác sĩ khác nói.

Với bác sĩ, cứu người là nhiệm vụ trên hết.

Nhưng vì sao với vợ anh Lành, bệnh viện không thông báo ngay trong khi phẫu thuật là phát hiện bệnh khác với chẩn đoán ban đầu? Theo bác sĩ La Văn Phú điều nàyrất khóbởi bệnh nhân đang nằm trên bàn mổ, xuất huyết, việc tạm dừng để thông báo cho thân nhân người bệnh có thể gây chết người.Việc quan trọng của người mặc áo blouse trắng là cứu người trước tiên, giải thích tính sau.

“Tai nạn” vì cứu người lần thứ 2 của bệnh viện

Theo bác sĩ Nguyên, xuất huyết nang buồng trứng là chuyện không bao giờ cũ.“Thai ngoài tử cung vỡ, ít nhiều có “quá khứ đau thương” cả cho bệnh nhân và thỉnh thoảng cho bác sĩ phẫu thuật, nhưng Mittelschmerz còn tai tiếng hơn nhiều.Nó đã từng khiến nhiều cô gái còn trinh bị cha mẹ đánh gần chết sau mổ (thời chưa có siêu âm) vì án oan thất tiết mang thai với ai đó”, bác sĩ Nguyên nói.

Nguyên nhân là thời xưa, máy móc chẩn đoán còn thiếu thốn, nhiều cô gái bị xuất huyết nang buồng trứng, máu ra ở âm đạo rất nhiều nên cha mẹ tưởng là… hư thai.“Tôi nghĩ chúng ta không nên trách những bức xúc củanhững người ngoài chuyên môn. Chỉ cần trong ngành hiểu là được”, bác sĩ Nguyên nói thêm.

“2 bệnh cảnh lại có triệu chứng và các kết quả gần tương đương nhau, nhiều bệnh phải được chẩn đoán trên bàn mổ, bác sĩ làm như vậy chẳng có gì sai cả”, bác sĩ Nghĩa nói. Theo bác sĩ Nghĩa, sai sót của bệnh viện là đã không giải thích kịp thời để bệnh nhân hiểu rõ.

Đây cũng là “tai nạn” chỉ vì muốn cứu người lần thứ 2 mà bệnh viện này gặp phải. Trước đó, Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ từng gây tranh cãi khi cắt nhầm 2 quả thận của bệnh nhân Hứa Thị Cẩm Tú (ngụ huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ) vào tháng 12.2011. Nguyên nhân là bệnh nhân này bị thận vành móng ngựa - rất hiếm gặp, và xét nghiệm, chụp soi chiếu… rất khó phát hiện.

Khi mổ, bác sĩ đã phát hiện và phải cắt ngay để giữ mạng sống của bà Tú, nếu không sẽ mấtmáu nhiềuvà chết ngay trên bàn mổ. Nhưng sau khi được cứu sống, được hỗ trợ ghép thận và nhận nhiều khoản hỗ trợ lớn, bà Tú đã kiện ra tòa án đòi bệnh viện bồi thường nửa tỉđồng và trợ cấp suốt đời.

“Xuất huyết buồng trứng và viêm ruột thừa đềulà bệnh cấp cứu ngoại khoaphải mổ cấp cứu. Vị trí của ruột thừa và buồng trứng bên phải cùngcác triệu chứng viêm rất giống nhau. Do đó việc chẩn đoán nhầm là rất dễ xảy ra. Nhưng xuất huyết buồng trứng được chẩn đoán là viêm ruột thừa, là sự sai sót “may mắn”, vì khi có sự nhầm lẫn này thì bác sĩ có thái độ khẩn trương hơn để tiến hành mổ. Xuất huyết buồng trứng không được mổ sớm sẽnguy hiểm đếntính mạng củabệnh nhân. Vì vậy trường hợp này bệnh nhân cảm ơn sự chẩn đoán sai là có lý”, 1 chuyên gia ngành ynhận định.

Nguyễn Hồ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chẩn đoán sai, vì sao Sở Y tế vẫn kết luận bệnh viện không sai?