Cậu bé 16 tuổi với động lực ngừa phòng người thân và chính mình khỏi căn bệnh trụy tim đã phát minh ra máy chẩn đoán bệnh tim từ... chiếc máy in.

Cậu bé 16 tuổi phát minh máy chẩn đoán bệnh tim từ máy in

10/08/2015, 12:18

Cậu bé 16 tuổi với động lực ngừa phòng người thân và chính mình khỏi căn bệnh trụy tim đã phát minh ra máy chẩn đoán bệnh tim từ... chiếc máy in.

Xuất phát từ tình thương với người thân
Adriel Sumathipala,16 tuổi, người Mỹ gốc Sri Lanka cho biết rằng gia đình cậu bé có gien bị bệnh tim. Ông của câu bé đã qua đời do bị truỵ tim trước khi Sumanthipala được sinh ra, cũng rất thích mò mẫm sáng tạo ra các vật dụng hay máy móc.
Khi cậu bé Sumanthipala biết rằng cậu ấy và gia đình cũng có thể bị bệnh tim, căn bệnh từng khiến cậu chỉ có thể biết mặt người ông của mình qua các câu chuyện và các bức ảnh cũ, thì cậu đã cố gắng luyện tập mỗi ngày và ăn uống lành mạnh đầy đủ chất.
Nhưng bản thân Sumanthipala vẫn cảm thấy căng thẳng bởi chính việc cậu không có cách nào điều khiển tính hiệu quả từ lối sống lạnh mạnh của chính mình có thể kìm hãm gien gây ra bệnh tim, và cũng bởi vì xét nghiệm chẩn đoán tim đòi hỏi các cuộc thí nghiệm đắt tiền để kiểm tra hàm lượng cholesterol trong máu.
Chính vì vậy, Sumathipala đã lập một chương trình cho phép người dùng chẩn đoán bệnh tim nhanh với chi phí thấp và chính sản phẩm này giúp cậu lọt vào top 20 người dự vòng chung kết của Hội chợ Khoa học toàn cầu.
Nguyên lý hoạt động của cỗ máy thương hiệu Adriel
Thay vì đo hàm lượng cholesterol trong máu, cuộc xét nghiệm sẽ đo lượng lipoproteins oxy hóa mật độ thấp (Ox-LDL), một trong những nguyên nhân liên quan trực tiếp đến bệnh tim.
“Tôi hình dung ra một chẩn đoán rằng sẽ đặt dữ liệu y tế quan trọng vào tay cả bác sĩ lẫn bệnh nhân và do đó thiết lập một khuôn khổ cho một cuộc cách mạng y học cá nhân hóa”, Sumathipala viết.
chan doan benh tim, dau hieu bi benh tim, benh tim mach, nhung dieu can biet ve benh tim mach, chan doan tim mach hieu qua, phuong phap chan doan tiet kiem
Adriel Sumathipala (Ảnh:Science Alert)
Với sự giúp đỡ của giáo viên sinh học, Sumathipala đã dành 2 năm cố gắng xây dựng hệ thống chẩn đoán. Cuối cùng, cậu đã có thể gắn cảm ứng Ox-LDL tích hợp enzym vào máy in phun mà cậu tự thiết kế. Cảm ứng qua giấy có thể chỉ ra nồng độ enzyme cao hay thấp có mức độ tập trung cao hay thấp của Ox-LDL.
Sumathipala cho rằng cảm ứng bằng giấy và hệ thống máy in có thể giảm phí chẩn đoán xuống còn chỉ 0,02 đô la Mỹ (tương đương 436 đồng) và đặc biệt là kết quả kiểm tra sẽ có sau đó vài phút thay vì phải nhiều ngày như cách chẩn đoán bình thường.
Sumathipala là một trong 20 trẻ vị thành niên lọt vào vòng chung kết Hội chợ Khoa học Google. Google tuyên bố với những dự án dẫn đầu trong tháng 9 tới, người thắng cuộc sẽ nhận được chuyến đi 10 ngày đến đảo du lịch Galapagos và học bổng 50.000 USD.
“Có rất nhiều sự nguồn cảm hứng khác nhau đến từ việc giúp đỡ người mình yêu thương nhất. Nó không đến từ khoảnh khắc của nhận thức từ não. Đó là một nguồn cảm hứng liên tục và không giới hạn. Nguồn cảm hứng đó đã thúc đẩy tôi ở lại suốt đêm trong phòng thí nghiệm, tiếp sức cho tôi sau vô số thất bại, và ngăn tôi từ bỏ công việc của mình", Sumathipala nói.

Thu Hiền (theo Sciencealert)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cậu bé 16 tuổi phát minh máy chẩn đoán bệnh tim từ máy in