Nghiên cứu về tác động kinh tế của tình trạng nước biển dâng do sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu, các nhà khoa học ở Trung tâm hải dương học quốc gia Anh cảnh báo tình trạng ngập lụt là không thể tránh khỏi.
Theo tạp chí Environmental Research Letters, các nhà khoa học ở Trung tâm hải dương học quốc gia Anh đã tiến hành nghiên cứu về tác động kinh tế của tình trạng nước biển dâng do sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và đã đưa ra cảnh báo rằng tình trạng ngập lụt là không thể tránh khỏi.
Theo thống kê, có hơn 600 triệu người trên thế giới sống ở các vùng ven biển thấp. So với mực nước biển thì các vùng này cao hơn chưa tới 10m.Và nếu các nước phát triển, như dự đoán của các nhà khoa học, có đủ nguồn lực để bảo vệ dân cư và cơ sở hạ tầng thì những nước có trình độ phát triển trung bình chẳng hạn như Trung Quốc, sẽ chịu thiệt hại kinh tế lớn hơn cả.
Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu sự ấm lên sẽ được giữ ở mức 1,5°C, mực nước biển dâng khoảng 50cm, nhưng nếu sự gia tăng nhiệt độ sẽ vượt quá 2°C, mực nước bình quân sẽ tăng ít nhất 86cm và với kịch bản tồi tệ nhất sẽ tăng ở mức 1,8m. Loài người sẽ bị thiệt hại từ 14 tỉ tỉ (trong trường hợp tốt nhất) đến 27 tỉ tỉ USD trong trường hợp nước biển dâng cao thêm 1,8m trong 1 năm. Ước tính số tiền này tương đương với 2,8% GDP toàn cầu vào năm 2100.
Tiến sĩ Svetlana Jevrejeva, tác giả chính của công trình nghiên cứu cảnh báo mực nước biển cực đoan ảnh hưởng xấu đến kinh tế các nước đang phát triển, các nước ven biển và cơ hội sinh tồn ven bờ biển thấp. Đặc biệt, các quốc đảo nhỏ như Maldives sẽ lâm vào hoàn cảnh khắc nghiệt, còn áp lực đối với các nguồn tài nguyên và hệ sinh thái của họ sẽ đáng kể hơn.
Vũ Trung Hương