Các nhà quan sát lo ngại rằng cuộc cạnh tranh liên tục giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ có thể đe dọa sự hợp tác hai nước trong tuyên bố chung về chống biến đổi khí hậu.

Căng thẳng Mỹ - Trung đe dọa sự hợp tác chống biến đổi khí hậu

Hoàng Vũ | 12/11/2021, 12:28

Các nhà quan sát lo ngại rằng cuộc cạnh tranh liên tục giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ có thể đe dọa sự hợp tác hai nước trong tuyên bố chung về chống biến đổi khí hậu.

Trong một thông báo trước khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 ở Glasgow (Anh), Mỹ và Trung Quốc hôm 10.11 đã ra tuyên bố chung về biến đổi khí hậu, thừa nhận mức độ nghiêm trọng, cấp bách của cuộc khủng hoảng khí hậu và sẽ cùng nhau giải quyết vấn đề này.

Hai quốc gia phát thải lớn nhất thế giới cam kết sẽ xây dựng các chiến lược dài hạn nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Hai nước cũng cam kết hợp tác hình thành các khuôn khổ pháp lý để giảm lượng khí thải trong vài năm tới, cắt giảm lượng khí thải mê tan, bảo vệ rừng và cải thiện việc trao đổi công nghệ và thông tin. Theo tuyên bố, hai nước sẽ thành lập nhóm làm việc chung và thường xuyên nhóm họp để thảo luận về các giải pháp khí hậu.

Các quan chức của cả Mỹ và Trung Quốc đã nêu ra triển vọng hợp tác hơn nữa, với việc đặc phái viên khí hậu Mỹ - John Kerry so sánh sự hợp tác này với các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Liên Xô về việc thu hẹp kho vũ khí hạt nhân trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Người đồng cấp Trung Quốc - Xie Zhenhua cho biết hai nước có thể đạt được nhiều điều quan trọng có lợi không chỉ cho hai nước mà cả thế giới.

Thủ tướng Anh - Boris Johnson hôm 11.11 cũng bày tỏ hoan nghênh các cam kết thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới nhằm đẩy mạnh hành động chống biến đổi khí hậu trong thập niên này.

Ủy viên phụ trách chính sách khí hậu của Liên minh châu Âu (EU), ông Frans Timmermans, nhấn mạnh đây là kết quả khích lệ khi hai nước, dù có những xung đột trong nhiều lĩnh vực, vẫn tìm được tiếng nói chung cho thách thức lớn nhất mà nhân loại đang phải đối mặt hiện nay. Ông Durwood Zaelke, Chủ tịch Viện Quản trị và phát triển bền vững, cho biết đây là bước đột phá khởi đầu cho việc xây dựng một thỏa thuận tham vọng tại COP26.

Một số nhà quan sát cho rằng tuyên bố chung sẽ giúp mở đường cho sự hợp tác hơn nữa giữa Mỹ và Trung Quốc trước thềm hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Joe Biden.

Tuy nhiên, Shi Yinhong, Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, nói rằng kể từ khi ông Biden nhậm chức vào đầu năm nay, lập trường của Mỹ đã "rất rõ ràng" trong việc thúc giục Trung Quốc gia tăng tham vọng về cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

“Bây giờ có thể một phần do cuộc gặp trực tuyến giữa ông Tập và ông Biden, cuộc đối đầu giữa hai nước về biến đổi khí hậu đã giảm bớt một phần, nhưng về bản chất, xung đột rõ ràng đang tồn tại và sẽ còn tồn tại", ông Li nhận định và nói rằng cuộc các cuộc đối đầu đang diễn ra giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực sẽ làm suy yếu động lực toàn cầu trong việc chống lại biến đổi khí hậu.

“Những thách thức chính với các cuộc đàm phán về khí hậu của hai nước là quan hệ song phương và chính trị trong nước. Đặc biệt là ở Mỹ, vẫn còn chưa chắc chắn về mức độ mà quốc hội sẽ thông qua các chính sách khí hậu của tổng thống. Thế giới nên biết, với tình trạng địa chính trị hiện nay, nếu chỉ có nỗ lực từ Mỹ và Trung Quốc là không đủ. Phải cần nhiều động lực hơn đến từ khắp nơi trên toàn cầu”, chuyên gia Li nói thêm.

Bài liên quan
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
một giờ trước Thị trường và chính sách
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Căng thẳng Mỹ - Trung đe dọa sự hợp tác chống biến đổi khí hậu