Một số giải pháp, cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ, thúc đẩy mạng xã hội trong nước phát triển được Bộ TT-TT đề ra, trong đó có việc hình thành liên minh các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội để kết nối các mạng xã hội trong nước hợp tác xây dựng hệ sinh thái số để chia sẻ dữ liệu, dịch vụ tạo lợi thế cạnh tranh với các mạng xã hội nước ngoài.

Cần hình thành liên minh các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội Việt Nam

Thu Anh | 05/01/2021, 11:14

Một số giải pháp, cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ, thúc đẩy mạng xã hội trong nước phát triển được Bộ TT-TT đề ra, trong đó có việc hình thành liên minh các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội để kết nối các mạng xã hội trong nước hợp tác xây dựng hệ sinh thái số để chia sẻ dữ liệu, dịch vụ tạo lợi thế cạnh tranh với các mạng xã hội nước ngoài.

Trả lời câu hỏi của cơ quan báo chí, doanh nghiệp gửi về Hội nghị tổng kết năm 2020 của Bộ TT-TT, Bộ TT-TT cho biết đã chỉ đạo Cục Báo chí trực tiếp làm việc với Facebook về việc sử dụng thuật toán và các phương pháp khác để hỗ trợ ngăn chặn tình trạng vi phạm bản quyền của cơ quan báo chí, góp phần làm tăng lượng truy cập vào các nội dung chính thống, có bản quyền của cơ quan báo chí trên môi trường mạng.

Theo Bộ TT-TT, hiện nay tại Việt Nam, một số mạng xã hội của nước ngoài như Facebook, YouTube vẫn đang chiếm phần lớn thị trường, chính vì vậy trong ngắn hạn, các giải pháp quản lý và tuyên truyền vẫn cần tiến hành đối với mạng xã hội này. Tuy nhiên, về dài hạn, Việt Nam cần có những mạng xã hội tương đương, có khả năng thay thế hoặc cạnh tranh được với Facebook tại Việt Nam và do doanh nghiệp tại Việt Nam cung cấp dịch vụ.

mxh1-1573208743808570645136-crop-157320875932312333804.jpg
Ảnh: Internet

Do đó, một số giải pháp, cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ, thúc đẩy mạng xã hội trong nước phát triển được đề ra, gồm Xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định số 72/2013/NĐ-CP; Nghị định số 27/2018/NĐ-CP nhằm hoàn thiện các quy định về quản lý hoạt động thông tin trên mạng, đặc biệt là các dịch vụ cung cấp xuyên biên giới, bảo đảm môi trường pháp lý bình đẳng, minh bạch, phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội.

Triển khai xây dựng Đề án hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp nội dung số Việt Nam phát triển với một số dịch vụ trọng tâm để dần thay thế được các nền tảng của nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam. Phát triển mạng xã hội Zalo thành kênh thông tin tuyên truyền; đồng thời xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển, tạo ra những “đơn vị tiên phong” đủ mạnh để cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. Hình thành liên minh các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội để kết nối các mạng xã hội trong nước hợp tác xây dựng hệ sinh thái số nhằm chia sẻ dữ liệu, dịch vụ tạo lợi thế cạnh tranh với các mạng xã hội nước ngoài.

Cùng triển khai đồng bộ các biện pháp

Theo Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT), thời gian qua, Bộ TT-TT luôn tăng cường phối hợp với các bộ, ngành có liên quan như Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thuế, Bộ Công An cùng triển khai đồng bộ các biện pháp đấu tranh về an ninh chính trị, kinh tế, kỹ thuật để yêu cầu Facebook và Google phải tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật Việt Nam như xử lý, ngăn chặn các nội dung, quảng cáo vi phạm pháp luật.

Theo đó, Bộ TT-TT là cơ quan chịu trách nhiệm đầu mối quản lý, xử lý thông tin vi phạm nói chung theo quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng; Bộ Công an có trách nhiệm điều tra, phối hợp để xác định hành vi, nhân thân vi phạm, chuyển Bộ TT-TT để xử lý vi phạm hành chính đối với những trường hợp xác định không xử lý hình sự.

Các bộ, ngành khác như Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải... thực hiện việc quản lý nhà nước đối với các dịch vụ chuyên ngành cung cấp trên môi trường mạng và phối hợp với Bộ TT-TT để xử lý các vi phạm trên mạng liên quan đến lĩnh vực quản lý trong trường hợp cần thiết. Sở TT-TT các tỉnh, thành phố phối hợp với Bộ TT-TT và các Sở chức năng tại địa phương để xử lý vi phạm xuất phát tại địa phương hoặc cá nhân vi phạm ở địa phương.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính nghiên cứu bổ sung các quy định quản lý hiệu quả đối với các dịch vụ xuyên biên giới, đặc biệt việc kiểm soát hiệu quả luồng tiền thanh toán qua hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam để thanh toán cho các dịch vụ bất hợp pháp cung cấp trên nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google, Apple.

Bài liên quan
'Việt Nam cần có mạng xã hội có khả năng thay thế hoặc cạnh tranh được Facebook'
Theo Bộ TT-TT, về dài hạn, Việt Nam cần có những mạng xã hội tương đương, có khả năng thay thế hoặc cạnh tranh được Facebook...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần hình thành liên minh các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội Việt Nam