Trong điều kiện nguồn viện trợ cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bị các tổ chức quốc tế cắt giảm, việc dựa vào các tổ chức cộng đồng đang là một kênh phát huy hiệu quả trong công tác phòng, chống HIV/ AIDS...

Cần dựa vào các tổ chức cộng đồng khi nguồn viện trợ phòng chống HIV/AIDS bị cắt giảm

Hồ Quang | 25/08/2016, 19:31

Trong điều kiện nguồn viện trợ cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bị các tổ chức quốc tế cắt giảm, việc dựa vào các tổ chức cộng đồng đang là một kênh phát huy hiệu quả trong công tác phòng, chống HIV/ AIDS...

TS Phạm Đình Cảnh – Phó cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đã nhấn mạnh như thế tại "Hội thảo đáp ứng dịch HIV/AIDS dựa vào cộng đồng: Nhìn lại và bước tiếp”chiều 25.8.

Theo ông Cảnh, sau khi Việt Nam đượcđưa ra khỏi danh sách các nước nghèo thì nguồn việntrợ cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS của các tổ chức quốc tếkhông còn nữa. Trước đây,ngân sách cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam phụ thuộc vào nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế chiếm đến 80%. Nhưng từ khi nguồn viện trợ này bị cắt giảm và đến năm 2017 tới đây sẽ cắt giảm hoàn toàn thìcần phải có nguồn kinh phí khác để bù đắp vào đó.

“Trước mắt để bù vào khoản kinh phí thiếu hụt trên cho hoạt động, phòng chống HIV/AIDS, chúng ta sẽ lấy từ ngân sách nhà nước và đưa bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS vào các cơ sở y tế để khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Ngoài ra, chúng ta cũng rất cần nguồn hỗ trợ của các tổ chức cộng đồng, các tổ chức xã hội... để giúp đỡ những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS có điều kiện mua thẻ bảo hiểm y tế cũng như các hoạt động khác trong công tác phòng, chốngbệnh này”, ông Cảnh cho biết.

Ông Cảnh cho rằng các tổ chức dựa vào cộng đồng là những đối tác quan trọng để Việt Nam phấn đấu đạt các mục tiêu tham vọng của mình, trong đó có mục tiêu90-90-90 (90% số người biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị thuốc ARV liên tục và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virus ở mức thấp và ổn định vào năm 2020) và mục tiêu đến năm 2030 sẽ không còn người lây nhiễm HIV...

Hiện nay đang có nhiều tổ chức dựa vào cộng đồng thực hiện rất hiệu quả. Điển hình là dự án tăng cường kết nối cộng đồng phòng chống HIV của USAID được thực hiện tại TP.HCM cung cấp dịch vụ HIV/AIDS cho nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và người sống chung với HIV. Trong 2 năm qua, dự án này đã đóng góp đáng kể cho cuộc chiến chống HIV tại Việt Nam thông qua việc cung cấp dịch vụ cho trên 18.000 nam quan hệ tình dục đồng giới và 1.550 người sống chung với HIV.

Bên cạnh đó là dự án cộng đồng phòng chống HIV cho các tỉnh phía Nam do Mỹtài trợ và được tổ chức LIFE thực hiện từ tháng 5.2014 đến tháng 5.2016đã cung cấp cácdịch vụ vềHIV/AIDS cho 8.000 người tiêm chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới,phụ nữ mại dâm và hơn 2.000 người sống chung với HIV.

“Trong điều kiện nguồn viện trợcho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bị các tổ chức quốc tế cắt giảm, việc dựa vào các tổ chức cộng đồng đang là một kênh phát huy hiệu quả trong công tác phòng chống HIV/AIDS”, ông Cảnh nhấn mạnh.

Về việc đưa bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS vào các cơ sở y tế điều trị để có điều kiệnđược hưởng bảo hiểm y tế, ông Cảnhlưu ý cầnphải có luật quy định riêng để đảm bảo người nhiễm HIV/AIDS không bị kỳ thị.

“Đối với các bệnh truyền nhiễm đều có luật riêng. Với bệnh HIV/AIDS là bệnh đặc biệt nên cần có những quy tắc riênggiúp bệnh nhân không bị kỳ thị trong quá trình khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế”, ông Cảnh nói.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần dựa vào các tổ chức cộng đồng khi nguồn viện trợ phòng chống HIV/AIDS bị cắt giảm