Theo đại biểu Dương Ngọc Hải (TP.HCM), dự luật cần bổ sung những hành vi tố cáo đối với cán bộ công chức đã nghỉ hưu, bởi vì nếu không quy định rõ thẩm quyền thì không ai giải quyết.

Cần bổ sung quy định về tố cáo sai phạm của cán bộ đã nghỉ hưu

Trí Lâm | 31/05/2017, 14:26

Theo đại biểu Dương Ngọc Hải (TP.HCM), dự luật cần bổ sung những hành vi tố cáo đối với cán bộ công chức đã nghỉ hưu, bởi vì nếu không quy định rõ thẩm quyền thì không ai giải quyết.

Người tố cáo bị trả thù

Thảo luận tổ về Dự án Luật Tố cáo tại Quốc hội, đại biểuDương Ngọc Hải (TP.HCM) cho rằngcơ chế bảo vệ người tố cáo vẫn chưa được quy định rõ cơ quan nào có trách nhiệm chính, trong thực tế những người đi tố cáo đã bị trả thù, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe.

Đồng tình với ý kiến này, đại biểuNgô Tuấn Nghĩa (TP.HCM) cho rằng khi người tố cáocảm thấy có nguy cơ bị xâm phạm, báo cơ quan chức năng nhưng phải qua nhiều thủ tục nên rất khó đảm bảo được sự an toàn.

“Nhiều trường hợp người tố cáobị đe dọa, bị trả thù, bị mất mạng. Do đó cần phải có giải pháp để cho người tố cáo an tâm”, ông Nghĩa nói.

Các ĐBQH tổ 2 đang thảo luận

Thảo luận tại tổ, đại biểuBùi Văn Xuyền (Thái Bình) khẳng định, nếu công tác bảo vệ người tố cáo được thực hiện tốt sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công tác giải quyết tố cáo, tăng cường sự tin tưởng của người dân. Tuy nhiên, dự thảo luật mới chỉ đề cập đến các hình thức bảo vệ người tố cáo còn những nội dung cụ thể như phương thức, nguồn lực thực hiện, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan thì còn quy định chung chung, chưa có đột phá.

“Nếu giữ các quy định về bảo vệ người tố cáo như trong dự thảo luật sẽ khó giải quyết những vấn đề đã tồn tại từ trước đến nay. Ban soạn thảo cần quy định rõ các nội dung nhằm bảo đảm tính khả thi trong việc bảo vệ người tố cáo như phương án báo vệ, kinh phí thực hiện, thời gian thực hiện…”, ông Xuyền nói.

Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình, ông Nguyễn Hồng Diêncho rằng, dự thảo luật mới chỉ quy định các hình thức bảo vệ người tố cáo mà chưa có quy định về chế tài. Dự thảo luật có quy định người tố cáo phải được bảo vệ bí mật đời tư, danh tính vậy thì cơ quan giải quyết tố cáo sẽ phải phối hợp với các cơ quan có liên quan như chính quyền địa phương, cơ quan công an địa phương nơi người tố cáo và người thân của họ sinh sống như thế nào để bảo vệ người tố cáo, người thân của người tố cáo và tài sản của họ khi không được tiết lộ danh tính?

Trong khi đó, thảo luận tại Tổ số 3, đại biểuNguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) cho rằng, dự thảo luật quy định cơ quan công an các cấp phải chịu trách nhiệm bảo vệ người tố cáo là không đúng với chức năng và thẩm quyền.

Theo vị này, lực lượng công an nhân dân chỉ có chức năng đấu tranh, phòng chống tội phạm. Trong trường hợp các cơ quan đứng ra giải quyết tố cáo mà yêu cầu bảo vệ cho người tố cáo hoặc người thân của người tố cáo thì các cơ quan ấy phải thuê vệ sĩbảo vệ, hoặc nếu yêu cầu công an thì cũng phải bỏ kinh phí ra để thuê. Do đó, vị này cho rằng các quy định tại dự thảo luật là rất nặng cho công an.

Chế tài đối với người đứng đầu

Nêu ý kiến, đại biểuNguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng dự án luật chưa bảo đảm chế tài rõ ràng, cụ thể đối với các chủ thể là người giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước, người tố cáo và người giải quyết tố cáo.

“Do cơ chế kiểm soát quyền lực chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao cho nên trách nhiệm của người đứng đầu không được rõ, đòi hỏi phải có chế tài đối với nhóm người này thật rõ ràng trong luật”, bà Thúy nêu.

Theo bà Thúy, đối với người tố cáo là những cán bộ, công chức, viên chức lo sợ bị trù dập, không ai bảo vệ có thể buộc họ phải tố cáo bằng những hình thức không như luật quy định. Bên cạnh đó cũng có những trường hợp lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo sai sự thật làm mất đoàn kết nội bộ cơ quan, gây ra những thiệt hại khác thì cũng cần có chế tài xử lý trong trường hợp này.

“Những người giải quyết khiếu nại, tố cáocũng cần có chế tài để xử lý một số trường hợp lợi dụng quyền hạn bắt tay với người bị tố cáo quay lại gây khó dễ đối với người tố cáo”, bà Thúy nói.

ĐBQH Huỳnh Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng phải có chế tài đối với lãnh đạo cơ quan, đơn vị - Ảnh: VPQH

Đại biểuNguyễn Văn Chiến (Hà Nội) cũng cho rằng, tố cáo là quyền và trách nhiệm của công dân. Công dân thực hiện quyền tố cáo phải danh chính và phải chịu trách nhiệm nếu tố cáo sai sự thật. Nếu cá nhân lợi dụng tố cáo nặc danhđể tố cáo sai sự thật thì người bị tố cáo có danh sẽ bị mất uy tín, ảnh hưởng đến danh dự, công việc, trong khi đó người tố cáokhông chính danh nên không xử lý được theo quy định của phát luật.

Theo đại biểuDương Ngọc Hải (TP.HCM), dự luật cần bổ sung những hành vi tố cáo đối với cán bộ công chức đã nghỉ hưu, bởi vì nếu không quy định rõ thẩm quyền thì không ai giải quyết.

Tại báo cáo thẩm tra trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Khắc Định cho hay hầu hết ý kiến nhất trí việc bổ sung trong dự thảo về tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã nghỉ hưu, hoặc chuyển công tác thì tố cáo do người đứng đầu giải quyết.

“Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết tố cáo đối với các đối tượng này mà pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể”, ông Định nêu.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần bổ sung quy định về tố cáo sai phạm của cán bộ đã nghỉ hưu