Ông Trí vừa là tổ phó của đoàn xác minh đơn tố cáo ông Phương, vừa là giám định viên tư pháp cho ra kết luận phân bón giả khiến nguyên Chi cục phó QLTT vường vào vòng lao lý.
Những ngày qua dư luận ở Sóc Trăng xôn xao chuyện ông Châu Hoài Phương (40 tuổi, nguyên Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Sóc Trăng) cùng các luật sư lên tiếng kêu oan cho ông. Ban đầu là vụ án với tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và sau đó, cơ quan điều tra sửa thành “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hạn trong thi hành công vụ”.
Theo đó, ông Phương và thuộc cấp Ung Văn Thanh (35 tuổi, nguyên kiểm soát viên Đội QLTT số 7) cùng bị khởi tố từ “Thiếu trách nhiệm” rồi được chuyển sang “Lợi dụng chức vụ”.
Như Một Thế Giới đã thông tin, sau khi được hủy bỏ biện pháp tạm giam vào ngày 16.1, ông Phương đã nêu ra những "oan khuất thấu trời xanh" mà ông phải gánh lấy. Quá trình tìm hiểu sự việc, PV phát hiện có những vấn đề cần làm rõ.
Cán bộ chuyên ngành tài chính nhưng giám định kết quả phân bón
Vụ việc khởi nguồn từ tháng 3.2016, khi ông Phương được Sở Công Thương Sóc Trăng giao làm Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành (KTLN). Haiphó đoàn là ông Trần Thanh Giảng (Phó phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh) và Võ Minh Thiên (Phó chánh Thanh tra Sở NN-PTNT) cùng 3 thànhviên khác.
Tháng 4.2016, đoàn này lấy mẫu 3 loại phân bón vô cơ của mộtdoanh nghiệp ở TX.Ngã Năm để kiểm tra. Sau khi 2 mẫu phân bón được kiểm nghiệm lần đầu và kiểm nghiệm bổ sung cho kết quả chưa đạt với chỉ tiêu ghi ngoài bao bì, đoàn kiểm tra đã họp và thống nhất giải quyết khiếu nại của doanh nghiệp bằng cách cho giám định mẫu còn lại tại Trung tâm Kiểm nghiệm phân bón vùng Nam Bộ (TP.HCM). Lần giám định này cho kết quả đạt nên đoàn kiểm tra trả lại phân bón cho doanh nghiệp.
Ngày 28.11.2016, ông Võ Văn Chiêu, Giám đốc Sở Công Thương Sóc Trăng ký quyết định thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập tổ xác minh tố cáo gồm 2 thành viên Hồ Văn Inh (Chánh thanh tra sở, làm Tổ trưởng) và Huỳnh Minh Trí (Phó chánh thanh tra, làm Tổ phó kiêm thư ký). Người bị tố cáo là ông Châu Hoài Phương.
Gần 1 tháng sau, ông Inh và ông Trí trực tiếp giao hồ sơ liên quan cho Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an Sóc Trăng theo công văn ngày 26.12.2016, của Giám đốc Sở Công Thương Sóc Trăng về việc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra. Đến ngày 4.4.2017, Cơ quan ANĐT Công an Sóc Trăng trưng cầu giám định chất lượng phân bón trong vụ việc liên quan và Sở Công Thương Sóc Trăng giao ông Trí thực hiện việc giám định vì ông này là giám định viên tư pháp.
Chánh thanh tra Sở Công Thương Sóc TrăngHồ Văn Inhcho biết ông Trí có trình độ chuyên môn tài chính kế toán. Tuy nhiên, ở lĩnh vực khác là phân bón, hoàn toàntrái với chuyên ngành màông đã học,nhưng ông Trí đã nhận lời giám định theo yêu cầu của lãnh đạo Sở Công Thương!
Kết luận giám định của ông Trí có sau 3 tuần nhà trức trách có quyết định trưng cầu. Kết quả tất cả các mẫu phân bón liên quan trong 2 lần thử nghiệm được ông Trí kết luận là giả. Theo kết luận của ông Trí thì“hàng hóa có ít nhất 1 trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn , bao bì hàng hóa là hàng giả”.
Căn cứ để ông Trí cho là giả được áp dụng theo điểm b, khoản 3, điều 1, Nghị định 124 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm...
Vừa đá bóng vừa thổi còi?
Ngoài chuyệnông Trí có trình độ chuyên môn là kinh tế tài chính nhưng lại được phân công giám định về phân bón, dư luận còn đặt ra vấn đề ông Trí trước đó là Phó đoàn giải quyết đơn tố cáo ông Phương. Ông Trí sau đó lại là mộttrong 2 người trực tiếp giao hồ sơ cho Cơ quan ANĐT, và ông Trí cũng là người giám định các mẫu phân bón cho ra kết quả giả.
Ông Huỳnh Minh Trí - Ảnh: Hàm Yên
Như vậy, cókhách quan hay không trong vấn đề này cần phải được làm rõ nhằm đảm bảo quyền lợi cho người bị tố cáo.Theo đơn kêu oan của ông Phương, sau khi có kết quả giám định, ông Chiêu đã xác nhận chữ ký ở phía dưới nhưng không ghi tên giám định viên tư pháp là ai.
Chưa dừng lại ở đó, theo khoản 2 điều32 Luật Giám định tư pháp quy định: “Trong trường hợp trưng cầu, yêu cầu cá nhân thực hiện giám định thì chữ ký của người thực hiện giám định phải được chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực". Điều5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16.2. 2015 quy định về Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực là do UBND cấp xã, Phòng tư pháp cấp huyện, Cơ quan đại diện ngoại giao và Tổ chức hành nghề công chứng thực hiện.
“Đối chiếu với các kết luận giám định tư pháp do các giám định viên Huỳnh Minh Trí, Khưu Thị Diệu Huyền, Phan Thanh Hoàng và Phạm Thanh Sơn thực hiện thì thấy những người chứng thực chữ ký của các giám định viên tư pháp trong các bản kết luận giám định là các lãnh đạo Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp, Sở Nội vụ.
Nhưng những người này không có thẩm quyền chứng thực chữ ký theo quy định của pháp luật về chứng tực nên các kết quả giám định do các giám định viên Huỳnh Minh Trí, Khưu Thị Diệu Huyền, Phan Thanh Hoàng và Phạm Thanh Sơn thực hiện không có giá trị pháp lý, nên những văn bản này không được xem là chứng cứ buộc tội tôi", ông Phương nêu quan điểm.
Trao đổi với PV về việc trình độ kinh tế tài chính nhưng lại giám định phân bón (trên hồ sơ) cho kết luận giả, đẩy ông Phương vào lao lý... thì ông Trí nói: “tôi làm đúng quy định, không có gì sai, nhưng anh thông cảm vì cũng khó nói lắm”.
Hàm Yên