Theo Nikkei, Chính phủ Campuchia sẽ định tuyến tất cả lưu lượng truy cập web thông qua một "cổng internet quốc gia", theo kế hoạch mà những người ủng hộ nhân quyền lo ngại nội dung quan trọng sẽ bị chặn bởi tường lửa giống như ở Trung Quốc.

Campuchia tính thiết lập hệ thống tường lửa giống Trung Quốc

Hoàng Vũ | 03/09/2020, 10:56

Theo Nikkei, Chính phủ Campuchia sẽ định tuyến tất cả lưu lượng truy cập web thông qua một "cổng internet quốc gia", theo kế hoạch mà những người ủng hộ nhân quyền lo ngại nội dung quan trọng sẽ bị chặn bởi tường lửa giống như ở Trung Quốc.

Các kế hoạch này hiện đang nằm trong một dự thảo luật về mạng internet chưaký kết, được soạn thảo vào tháng 7. Nghị định tiết lộ một cổng internet quốc gia sẽ quản lý các kết nối internet trong nước để tăng cường "thu ngân sách quốc gia", bảo vệ "an ninh quốc gia" và đảm bảo "trật tự xã hội".

Theo đó, cổng này sẽ được quản lý bởi một nhà khai thác hoặc nhiều đơn vị khai thác do chính phủ chỉ định. Họ sẽ cộng tác với Bộ Bưu chính và Viễn thông, Cơ quan Quản lý viễn thông Campuchia và "các cơ quan có liên quan".

Một trong những nhiệm vụ được liệt kê mà nhà điều hành cổng internetphải thực hiện là hợp tác với chính phủ Campuchia để chặn một số loại nội dung nhất định lưu hành trên internet. Nhà điều hành"triển khai các hành động ngăn chặn và ngắt kết nối tất cả các kết nối mạng ảnh hưởng đến an toàn, doanh thu quốc gia, trật tự xã hội, nhân phẩm, văn hóa, truyền thống và phong tục", theo bản dịch của luật.

Dự luật trên cũng yêu cầu nhà khai thác cổng phải đảm bảo "hoạt động trơn tru, không bị gián đoạn" và cũng phải đảm bảo rằng việc sử dụng thiết bị và mạng của mình không vượt quá 80% công suất. Tuy nhiên, các điều kiện chi tiết hơn về tiêu chuẩn chất lượng sẽ được quy định bổ sung sau khi luật được chính thức thông qua.

Các nhà cung cấp dịch vụ internet sẽ có 12 tháng để định tuyến lại mạng của họ thông qua cổng kết nối sau khi nghị định được ký kết. Theo kế hoạch, nhà điều hành cổng internet quốc gia sẽ được yêu cầu lưu trữ tất cả dữ liệu kết nối cùnglưu lượng trong 1 nămvà gửi báo cáo thường xuyên cho cơ quan chức năng.

Cổng internet quốc gia được thiết lập theo yêu cầu của chính quyền Phnôm Pênh được cho là tương tự như “Vạn lý trường thành” (Great Firewall) - hệ thống kiểm soát mạng internet của chính quyền Trung Quốc. Hệ thống này không chỉ chặn các trang web mà chính phủ cho là nhạy cảm như Google, Facebook mà còn có thể làm chậm tốc độ tải của những trang web nước ngoài.

Theo thống kê của chính phủ Campuchia, quốc gia Đông Nam Á này đã chứng kiến ​​sự gia tăng nhanh chóng trong việc sử dụng internetnhững năm gần đây, với số lượng đăng ký tăng từ 5 triệu vào năm 2014 lên 16 triệu vào năm ngoái. Trong khi đó, đăng ký di động đạt 21 triệu vào năm 2019.

Hiện, một số nhà cung cấp mạng lớn của Campuchia mà Nikkei liên hệ đã không phản hồi về thông tin nói trên.

Licadho Naly Pilorge, giám đốc một tổ chức phi chính phủ về nhân quyền Campuchia, đã gọi các kế hoạch này là đáng báo động. "Sắc lệnh này sẽ cấp cho chính phủ Campuchia quyền hạn rộng rãi và không hạn chế. Nó cũng cho phép chính phủ tự ý chặn quyền tự do ngôn luận và từ chối quyền truy cập thông tin của một số lượng lớn người Campuchia trực tuyến", Pilorge cho hay.

Marc Einstein, nhà phân tích của công ty tư vấn và nghiên cứu CNTT có trụ sở tại Nhật Bản ITR, nhận định rằng hệ thống tường lửa được đề xuất sẽ cung cấp cho các cơ quan chức năng của Campuchia khả năngkiểm soát trực tuyến tốt hơn.

“Campuchia có vẻkhá lỏng lẻo về cách thức vận hành và quản lý internetvà tôi nghĩ chính phủ nước này đang cố gắng kiểm soát chặt chẽ hơn một chút, theo cách tương tự như những gì Trung Quốc làm", Einstein cho biết.

Ông nói thêm rằng trong khi các kế hoạch sẽ giúp thu thuế và chống lại tội phạm mạng, chúng cũng có "góc độ kiểm duyệt" và rằng tác động tiềm tàng của hệ thống được đề xuất đối với tốc độ kết nối cũng là một "mối quan tâm chính đáng".

Trong khi đó, khi được hỏi về kế hoạch trên của chính phủ Campuchia, người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ Arend Zwartjes nhấn mạnh: “Các quyền con người và quyền tự do cơ bản củacác cá nhân trên không gian mạng cũng phải được bảo vệ. Một đạo luật không cân bằng được nhu cầu an ninh của Campuchia với nhu cầu của các doanh nghiệp và người dùng cuối có thể tác động tiêu cực đến đầu tư nước ngoài, giảm cơ hội cho các công ty công nghệ vừa và nhỏ của Campuchia - cả trong và ngoài nước".

Trang Nhung (theo Nikkei)
Bài liên quan
Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới
Nhận lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á Chung Eui-yong, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IP

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Campuchia tính thiết lập hệ thống tường lửa giống Trung Quốc