Ngày Tết có rất nhiều tác nhân chủ quan và khách quan, khiến nhiều người, nhất là trẻ em dễ mắc phải nhiều bệnh tật trong ngày Tết. Vì vậy các bậc phụ huynh phải làm gì giúp trẻ đón Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 này, có được một sức khỏe tốt để cùng gia đình vui tết, đón xuân vui vẻ, hạnh phúc.  

Cách tránh đau bụng trong dịp Tết

Một Thế Giới | 20/01/2014, 11:10

Ngày Tết có rất nhiều tác nhân chủ quan và khách quan, khiến nhiều người, nhất là trẻ em dễ mắc phải nhiều bệnh tật trong ngày Tết. Vì vậy các bậc phụ huynh phải làm gì giúp trẻ đón Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 này, có được một sức khỏe tốt để cùng gia đình vui tết, đón xuân vui vẻ, hạnh phúc.  

Tiêu chảy cấp do vi rút
Cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, nhà nhà sum vầy, quây quần bên nhau thì trẻ em luôn là đối tượng được quan tâm nhiều nhất. Trẻ được cha mẹ cho đi chơi xuân, về quê thăm ông bà, họ hàng.

Theo bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, phó giám đốc trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, chính trong những ngày này, trẻ thường gặp những “trục trặc" về sức khoẻ do nếp sinh hoạt hàng ngày bị thay đổi.

“Phần lớn trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy cấp do virut xảy ra vào mùa đông - xuân trong dịp Tết, một số bệnh nhiễm khuẩn ngoài ruột như: viêm phổi, viêm tai giữa cũng có thể gây tiêu chảy cấp”, bác sĩ Thọ nói.

Về nguyên nhân gây tiêu chảy cấp, bác sĩ Thọ cho biết,  có thể do vi khuẩn như: E.Coli, trực khuẩn lỵ Shigella, hoặc amip. Song có tới hơn 50% trường hợp tiêu chảy cấp ở lứa tuổi còn bú là do virut (còn gọi là Rota virut). Tiêu chảy cấp do virut thường có triệu chứng viêm đường hô hấp trên,  xảy ra trước đó như chảy mũi, ho, họng đỏ, viêm tai.

Tiêu chảy cấp là một bệnh phổ biến ở trẻ em lứa tuổi còn bú, gọi là tiêu chảy cấp khi trẻ đi ngoài trên 3 lần 1 ngày, phân lỏng có nước.

Tiêu chảy cấp do vi khuẩn thường có sốt cao, có khi co giật, phân có nhiều nhầy, có khi có mũi hoặc máu. Ngược lại, tiêu chảy cấp do virút thường nôn rất nhiều, phân lỏng và khối lượng nhiều, không có máu, mũi hay nhầy.

Rối loạn tiêu hóa

Ngày Tết nhà nào cũng "mâm cao cỗ đầy", không mua thức ăn mới như ngày thường, ai cũng "ngán" cỗ bàn và không ăn được nhiều, khiến hầu hết các gia đình thường nấu đi nấu lại thức ăn đã chuẩn bị sẵn cho ngày Tết.

Theo bác sĩ Thọ, nhiều loại thức ăn như: giò, nem, bánh chưng, bánh tét… bề ngoài vẫn thơm ngon nhưng bên trong có thể đã bị nhiễm khuẩn. Việc đun sôi, nấu chín có thể giết chết vi khuẩn nhưng không thể loại được độc tố vi khuẩn gây ra trong thức ăn.

“Thức ăn khó tiêu, quá giàu dinh dưỡng, giờ ăn thay đổi thất thường, thức ăn không đảm bảo vệ sinh… là nguyên nhân gây ra các chứng đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy…”, bác sĩ Thọ cho biết.

Vì vậy đề phòng bệnh do ăn uống trong những ngày Tết, bác sĩ Thọ đề nghị, các các bậc phu huynh nên chuẩn bị thức ăn cho trẻ tươi ngon, cố gắng duy trì số và lượng thức ăn đều đặn như thường ngày.

Việc thay đổi bữa ăn hàng ngày ở nhà, ở trường trong những ngày Tết sẽ khiến trẻ không nhanh chóng thích nghi như người lớn. Các bậc phụ huynh  cần duy trì chế độ dinh dưỡng, ăn uống điều độ, tránh quá chén là điều rất cần thiết, ăn thức ăn dễ tiêu để tránh cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa trong dịp nghỉ Tết và sau khi trở lại trường học.

Hồ Quang
Ảnh bìa: Trẻ em đến khám và điều trị tại bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách tránh đau bụng trong dịp Tết