Việc Thủ tướng Serzh Sargsyan của Armenia phải từ chức sau khi bị cáo buộc “ham hố quyền lực” chính là kết quả của một cuộc “Cách mạng nhung”, nhưng phe đối lập với đảng Cộng hòa cầm quyền hiện vẫn chưa thể tìm ra người kế nhiệm.

‘Cách mạng nhung’ bùng nổ ở Armenia, Thủ tướng phải từ chức

Trần Trí | 25/04/2018, 14:39

Việc Thủ tướng Serzh Sargsyan của Armenia phải từ chức sau khi bị cáo buộc “ham hố quyền lực” chính là kết quả của một cuộc “Cách mạng nhung”, nhưng phe đối lập với đảng Cộng hòa cầm quyền hiện vẫn chưa thể tìm ra người kế nhiệm.

Ngày 23.4, Thủ tướng Serzh Sargsyan của Armenia đã phải từ chứcsau khi người dân biểu tình suốt hai tuần ở thủ đô Yerevan và các thành phố khác, khiến đất nước từng thuộc Liên Xô này lâm khủng hoảng chính trị.

Cuộc khủng hoảng chính trị bắt đầu từ ngày 17.4. Ông Sarksyan, 63 tuổi, từng có 10 năm làm Tổng thống Armenia cho đến ngày 9.4.Ngày 17.4, Quốc hội Armenia bầu ông làm Thủ tướng, lập tức ông bị người dân cáo buộc thao túng Hiến pháp Armenia để tiếp tục nắm quyền lực, trong khi phe đối lập cáo buộc ông điều hành đất nước không hiệu quả và có phần trách nhiệm khiến kinh tế bị suy yếu.

Reuters ghi nhận hàng chục ngàn người xuống đường biểu tìnhđòi ông Sarksyan từ chức, và áp lực đè nặng lên ông, khi có cả binh lính không mang súng tham gia cuộc biểu tình.

Ngày 23.4, Thủ tướng Sargsyan tuyên bố từ chức, thừa nhận thủ lĩnh đối lập đã đúng và ông đã sai: “Có một số giải pháp trong tình hình hiện tại, nhưng tôi sẽ không chọn bất kỳ giải pháp nào. Đó không phải là phong cách của tôi. Tôi sẽ từ bỏ vị trí Thủ tướng Armenia".

Ông Sarksyan lúc tuyên bố từ chức Thủ tướng- Ảnh: Reuters

Phe đối lập kêu gọi hoàn tất “cách mạng nhung”

Theo Reuters, thủ lĩnh phe đối lập lại kêu gọi người ủng hộ biểu tình trong ngày 25.4, sau khi kế hoạch đàm phán với đảng Cộng hòa bị hủy.

Nghị sĩ Nikol Pashinyan, người dẫn đầu hàng ngàn người biểu tình tuần hành hôm 24.4, viết trên Facebook của ông: “Đảng Cộng hòa đang nghĩ chuyện tranh thủ việc Sarksyan từ chức và muốn nắm quyền tiếp tục. Chúng ta không thể nhất trí chỉ định đại diện của đảng này làm thủ tướng, và chúng ta không thể cho phép hệ thống thối nát, tham nhũng này tiếp tục hiện hữu”.

Ông Pashinyan kêu gọi người dân đến quảng trường nhằm kết thúc “cuộc cách mạng nhung”.

Theo báo Guardian, ông Pashinyan giữ vai trò chính trong việc lật đổ ông Sarksyan, tổ chức nhiều cuộc biểu tình, và ông kêu gọi đối thủ chính trị ra đi trong một cuộc đối chất trên truyền hình. Sauđó ông Pashinyan bị bắt rồi lại được thả ra.

Ông Pashinyan đã lập kế hoạch đàm phán với đảng cầm quyền ngày 25.4, nhưng kế hoạch bị hủy vào khuya 24.4.

Phe đối lập và đảng cầm quyền đã không thể nhất trí về một chương trình làm việc hoặc dạng thức cho cuộc gặp này, dù Thủ tướng tạm quyền Karen Karapetyan nói một chủ đề của đề xuất cuộc họp là có nên tổ chức bầu cử sớm Quốc hội. Đây là ý muốn của thủ lĩnh đối lập Pashinyan.

Trong một động thái khác có thể kéo dài cuộc khủng hoảng chính trị, ông Pashinyan nói ông sẵn sàng làm thủ tướng kế tiếp, và sẽ duy trì sức ép với đảng cầm quyềncho đến khi nào đạt được một sự thay đổi thật sự: “Nếu nhân dân đặt trách nhiệm lên vai tôi, tôi sẵn sàng trở thành thủ tướng”.

Thủ tướng tạm quyền, bàKarapetyan từng là Phó thủ tướng và là một đồng minh của ông Sarksyan, đã kêu gọi Tổng thống Armenia tổ chức cuộc gặp khác, để tất cả các đảng phái chính trị có thể tham gia. Trong tuyên bố, bà viết: “Vì lo ngại tình hình hiện nay... tôi đề nghị Tổng thống tổ chức cuộc gặp với sự tham gia của các đảng có và không có đại diện ở Quốc hội”.

Tổng thống Armen Sarkissian cũng là đồng minh của vị thủ tướng phải từ chức, hồi đầu tháng 4 đã tuyên thệ nhậm chức, sau khi được Quốc hội bầu.

Theo Hiến pháp Armenia được sửa đổisau một cuộc trưng cầu dân ý năm 2015, các quyền lực của nhà nước chuyển cho Thủ tướng, chức Tổng thống chỉ có vai trò nghi lễ.

Lính Nga trước một căn cứ ở Armenia - Ảnh : AP

Nga cóquan tâm không?

Theo báo Moscow Times, cựu Thủ tướng Sargsyan là một đồng minh thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putinvà Moscow theo dõi sát tình hình ở Armenia, nơi mà Nga có hai căn cứ quân sự.

Nhưng Điện Kremlin không nghĩ ở nước đồng minh thân cận đã xảy ra một cuộc “cách mạng” kiểu Ukraine.

Ngày 24.4, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov nói tại cuộc họp báo: “Hiện chúng tôi nhận thấy tình hình không dẫn đến một sự bất ổn. Chúng tôi hy vọng trật tự-ổn định sẽ được duy trì tại Armeniavà trong tương lai gần sẽ có sự nhất trí về một giải pháp chính trị được chấp thuận”.

Khi được hỏi liệu Điện Kremlin có xem các diễn biến là một cuộc cách mạng hay không, ông Peskov nói ông không so sánh với chuyện đã xảy ra ở Ukraine năm 2014, khi đông đảo người dân xuống đường ở thủ đô Kiev đòi thay đổi quyền lực, đã khiến Ukraine tách khỏi quỹ đạo ảnh hưởng Nga, về phe với phương Tây.

Việc ông Sargsyan phải từ chức Thủ tướng là chuyện chưa hề có ở Armenia, nhưng các quan chức Nga hôm 23.4 hầu như hoan nghênh việc dân biểu tình, xem đó là một ví dụ của nền dân chủ, theo báo Moscow Times.

Khi được hỏi liệu Moscow có quan tâm hay không, ông Peskov hỏi ngược: “Đó là chuyện nội bộ Armenia, tại sao Moscow phải can thiệp?”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova nói: “Một dân tộc đủ mạnh để đoàn kết và tôn trọng người khác, bất chấp những bất đồng trong những thời khắc khó khăn nhất của lịch sử quốc gia thì đó là một dân tộc vĩ đại. Armenia, Nga luôn ở cạnh các bạn, mãi mãi!”.

Ông Igor Lebedev thuộc đảng Dân chủ tự do (LDPR) nói: “Nhân dân Armenia không ai muốn chỉ một người lãnh đạo chính phủ suốt hàng chục năm. Thay đổi lãnh đạo và đảng cầm quyền là cấp thiết!”.

Ông Leonid Kalashnikov, người lãnh đạo Ủy ban phụ trách Vụ Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) thuộc Hạ viện Nga cho biết ông có suy nghĩ tích cực về việc ông Sargsyan từ chức: “Đó là một quyết định khôn ngoan của một trượng phu. Ông ấy từng trải nghiệm nhiều tình huống khác nhau, nhưng ông ấy không muốn đổ máu, không tung lực lượng an ninh ra đánh dân vì hậu quả có thể rất xấu”.

Bảo Vĩnh (theo Guardian, Moscow Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Cách mạng nhung’ bùng nổ ở Armenia, Thủ tướng phải từ chức