Trong phiên chất vấn Chính phủ vào tháng 11.2013, cử tri rất ấn tượng với câu hỏi của ĐB Ngô Văn Minh khi nêu ra vấn đề: liệu việc nợ văn bản hướng dẫn – là một dạng không hành động của cơ quan công quyền có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?

Cách gì chấm dứt nợ đọng văn bản hướng dẫn?

03/01/2014, 15:41

Trong phiên chất vấn Chính phủ vào tháng 11.2013, cử tri rất ấn tượng với câu hỏi của ĐB Ngô Văn Minh khi nêu ra vấn đề: liệu việc nợ văn bản hướng dẫn – là một dạng không hành động của cơ quan công quyền có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?

Thoạt nhìn qua, cử tri chỉ mới thấy lỗi trực tiếp là các cơ quan thuộc Chính phủ chưa hoàn thành công việc. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ hơn ở chiều ngược lại, cử tri sẽ thấy Quốc hội không vô can: Tại sao luật của Quốc hội Việt Nam ban hành xong rồi lại phải chờ văn bản hướng dẫn; trong khi luật của nghị viện các nước đi thẳng vào cuộc sống, mà hầu như không cần tới các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, các bộ?

Tại vì: các điều khoản trong các đạo luật của Quốc hội rất chung chung hoặc mâu thuẫn hoặc khó hiểu hoặc thiếu chế tài, nên cần phải hướng dẫn, giải thích.

Tại sao Quốc hội dễ dãi bấm nút biểu quyết thông qua những đạo luật khung, luật ống, những đạo luật thiếu chất lượng, rồi quay trở lại trách móc Chính phủ chậm trễ ban han hành văn bản hướng dẫn; nhiệm vụ "làm luật" là của Quốc hội theo Điều 70 Khoản 1 Hiến pháp.

Khi chưa nhìn nhận đúng nguyên nhân sâu xa, đích thực, thì có quyết tâm đến mấy cũng không chữa khỏi bệnh. Câu chuyện nợ văn bản hướng dẫn tái diễn từ năm này qua năm khác sẽ chấm dứt, nếu:

Thứ nhất, Quốc hội chuyển từ mô hình chiến tranh – kiêm nhiệm và họp xuân thu nhị kỳ - sang mô hình hoạt động chuyên nghiệp, có khả năng ban hành ra các đạo luật đạt chất lượng; chưa nói đến chất lượng như các đạo luật của nghị viện của các nước phương tây, mà chỉ cần mức độ cụ thể tương đương chất lượng của Bộ luật Dân sự, Bộ Luật hình sự thì sẽ cần ít đến văn bản hướng dẫn.

Thứ hai, mạnh dạn chấp nhận nguyên tắc phổ quát của Nhà nước pháp quyền: "công dân được làm tất cả những gì không cấm, Nhà nước chỉ được làm những gì luật cho phép", thì tự khắc cơ quan quản lý Nhà nước phải nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn cần thiết, nếu muốn xử phạt người dân.

Hiện nay, nguyên tắc này chưa được áp dụng tại Việt Nam, nên mặc dầu luật của Quốc hội đã có hiệu lực, nhưng khi chưa có văn bản hướng dẫn, thì quyền lợi của người dân bị treo lên. Nên thay đổi từ việc "dân mỏi cổ ngóng văn bản hướng dẫn", sang "hoạt động lập quy của Nhà nước phải chạy đua khi muốn cấm công dân bất kỳ điều gì".

Lúc đó không cần ai nhắc nhở, phê bình, một ngày chưa có văn bản hướng dẫn, là một ngày cơ quan chức năng đứng ngồi không yên. Lúc đó người ta chỉ còn thảo luận về việc nội dung văn bản đã hợp lý chưa mà không còn bàn đến câu chuyện nợ đọng văn bản.

TP.HCM cuối năm 2013

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách gì chấm dứt nợ đọng văn bản hướng dẫn?