TS Vũ Sỹ Cường, thành viên nhóm nghiên cứu thuộc Viện Chính sách và Phát triển (VEPR) cho biết, trong khoảng vài năm trở lại đây, nhóm các tổ chức xã hội đang phải đối diện với nhiều thách thức tồn tại, đặc biệt là vấn đề thiếu hụt nguồn lực tài chính để hoạt động.

Các tổ chức xã hội đang thiếu hụt nguồn tài chính hoạt động

Trí Lâm | 23/12/2016, 06:28

TS Vũ Sỹ Cường, thành viên nhóm nghiên cứu thuộc Viện Chính sách và Phát triển (VEPR) cho biết, trong khoảng vài năm trở lại đây, nhóm các tổ chức xã hội đang phải đối diện với nhiều thách thức tồn tại, đặc biệt là vấn đề thiếu hụt nguồn lực tài chính để hoạt động.

Tạihội thảo "Hướng tới sự phát triển bền vững của các tổ chức xã hội và các tổ chức cộng đồng dưới góc độ tài chính" do VEPR phối hợp với VUSTA tổ chức,nhóm nghiên cứu cho biết,không gian các tổ chức xã hội (TCXH) ở Việt Nam phần lớn là hệ thống hiệp hội, hội với 43.773 tổ chức, tiếp sau là các tổ chức phi chính phủ (NGO) có 2.031 tổ chức và doanh nghiệp phi lợi nhuận (NPIs) là 6.048. Số lượng lao động làm việc ở các TCXH rơi vào khoảng hơn 300 nghìn người.

TSVũ Sỹ Cường, thành viên nhóm nghiên cứu cho hay, mặc dù có nhiều đóng góp cho xã hội nhưng trong khoảng vài năm trở lại đây, nhóm các TCXH đang phải đối diện với nhiều thách thức tồn tại, đặc biệt là vấn đề thiếu hụt nguồn lực tài chính để hoạt động.

Cùng với đó, chính sách quản lý của các TCXH hiện nay chưa hiệu quả, không phát huy được năng lực của các tổ chức này trong việc giải quyết các vấn đề xã hội; Ngoài các rào cản liên quan đến pháp lý và tài chính, TCXH Việt Nam cũng đang gặp phải những rào cản liên quan đến môi trường hoạt động. Trong đó, đáng kể nhất là thái độ của người dân về hoạt động của TCXH.

Báo cáo cho thấy, nguồn lực ngân sách nhà nước cũng không được phân bổ một cách công khai, minh bạch, và công bằng giữa các tổ chức. Các TCXH khảo sát đều mong muốn tạo ra được cơ chế cạnh tranh để sử dụng nguồn lực nhà nước phục vụ cho các mục tiêu công cộng, tránh tình trạ “kẻ ăn không hết người lần chẳng ra”.

Đa số các tổ chức hội, hiệp hội khảo sát gặp khó khăn trong việc huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động của mình. Chỉ có 31% các hội, hiệp hội đạt mức “hiệu quả” và “tuơng đối hiệu quả”. Khi bỏ qua nguồn hỗ trợ từ nhà nước (trực tiếp, gián tiếp, và các dịch vụ nhà nuớc phân bổ), tỷ lệ các hội, hiệp hội hiệu quả trong việc thu hút nguồn lực giảm xuống còn 18%.

Trong khi đó, cácNGO nhìn chung hiệu quả trong việc thu hút nguồn lực, bao gồm nguồn lực tài chính và nguồn lực lao động (tình nguyện). 63% các tổ chức khảo sát đạt mức “hiệu quả” hoặc “tương đối hiệu quả” khi xét về chỉ số đầu ra. Các tổ chức NGO không thay đổi về mức độ “hiệu quả” trong việc thu hút nguồn lực khi loại bỏ đi yếu tố nguồn lực nhà nước. Điều này cho thấy sự ít phụ thuộc của NGO với nguồn lực tài chính từ nhà nước.

Đặc biệt, thực trạng nguồn lực tài chính giữa các nhóm tổ chức này cũng khác nhau. Với các tổ chức hội, hiệp hội đặc biệt là những hội thân hữu thì gặp nhiều khó khăn do hầu như không có ngân sách hoạt động, nhất là trong giai đoạn Nhà nước đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và tinh giản biên chế trong thời gian gần đây.

Còn các nhóm NGO được khảo sát cho biết mặc dù có một số vấn đề về thiếu hụt tài chính nhưng đó không phải là thách thức sống còn và không quá lo ngại về vấn đề đảm bảo tài chính khi có dự báo rằng các dự án tài trợ NGO tại Việt Nam đang bị rút dần đi.

Cùng với đó, nhóm nghiên cứu cho rằng có hiện tượng chồng chéo trong việc huy động nguồn tài trợ xã hội từ các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức hội đặc thù. Có xu hướng các cá nhân, tổ chức tự thực hiện hoạt động thiệnnguyện mà không thông qua các hội nhà nước do các lo ngại về tính minh bạch trong chi tiêu và hiệu quả sử dụng nguồn lực.

Điển hình trong việc này là trường hợp MC Phan Anh huy động được rất nhiều tiền quyên góp trong đợt miền Trung gặp lũ lụt thời gian trước. Thạc sĩNguyễn Khắc Giang, đại diện nhóm nghiên cứu cũng đặt câu hỏirằng tại sao MC Phan Anh lại quyên góp được rất nhiều tiền như thế?

Ông Giang cũng lý giải, có lẽ đó là vấn đề niềm tin. Khi một người tin tưởng số tiền đóng góp của mình sẽ được sử dụng đúng mục đích, họ sẽ sẵn sàng đóng góp mộtcách vui vẻ.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng cho rằng đây là cách lý giải hợp lý, bởi vì vấn đề niềm tin đã khiến mọi người hưởng ứng lời kêu gọi của MC Phan Anh. Trong khi đó, MTTQ Việt Nam khi phát động, nhiều khi các đơn vị tuyên bố ủng hộ hàng tỉ đồng nhưng MTTQ Việt Nam phải gọi điện để thúc giục họ đóng góp, có những đơn vị tuyên bố đóng góp nhưng lại không thực hiện.

TS Lê Đăng Doanh phát biểu ý kiến tại hội thảo

Để giải quyết tình trạng trên, nhóm nghiên cứu kiến nghị rằng, cần đơn giản hoá các thủ tục quản lý TCXH, đặc biệt ở những lĩnh vực phúc lợi xã hội, phục vụ nhóm yếu thế… để tạo điều kiện cho TCXH tự huy động nguồn lực dễ dàng hơn. Các các địa phương cũng cần xây dựng cơ chế phân bổ ngân sách rõ ràng cho các TCXH, dựa trên nhu cầu phúc lợi địa phương và qua hình thức đấu thầu quỹ hoạt động

Theo đó, cần phải rà soát lại việc phân bổ nguồn lực ngân sách nhà nướccho các TCXH, sử dụng khoản tiết kiệm được xây dựng quỹ hỗ trợ cộng đồng cạnh tranh ở các địa phương; yêu cầu các tổ chức TCXH minh bạch các nguồn ngân quỹ sử dụng từ việc huy động vốn cho công tác thiện nguyện.

Đồng thời, cần đơn giản hoá các thủ tục hoàn thuế cho các hoạt động phúc lợi của các TCXH, xoá bỏ phân biệt trong việc hỗ trợ hoạt động thiện nguyện giữa các tổ chức; đơn giản hoá thủ tục nhận hỗ trợ nước ngoài, đặc biệt ở những lĩnh vực không nhạy cảm và được ưu tiên…

Hoàng Long
Bài liên quan
Việc truy bắt đối tượng trốn ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn
Trình bày Báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng năm 2024, Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho hay việc truy bắt đối tượng bỏ trốn ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn; trị giá tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
3 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các tổ chức xã hội đang thiếu hụt nguồn tài chính hoạt động