Chỉ còn 10 ngày nữa để thí sinh đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển Đại học (ĐH), theo đó có 3 sơ suất được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra để thí sinh lưu ý.

Các thí sinh cần khai thác tối đa nguyện vọng xét tuyển của mình

Dạ Thảo | 21/07/2023, 11:46

Chỉ còn 10 ngày nữa để thí sinh đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển Đại học (ĐH), theo đó có 3 sơ suất được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra để thí sinh lưu ý.

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng vụ giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) lưu ý thí sinh có thể có những sơ suất khi điều chỉnh, sắp xếp nguyện vọng xét tuyển ĐH vào thời điểm này, do vậy, các em cần lưu ý các lỗi cơ bản sau:

Lỗi thứ nhất là về mặt kỹ thuật, các em quên không kết thúc quy trình điều chỉnh, dẫn tới hệ thống không ghi nhận. Thứ hai là đôi khi thí sinh nghe trên truyền thông và bị nhầm lẫn rằng khi đã trúng tuyển vào một nguyện vọng xét tuyển sớm của một trường nào đó, các em bắt buộc phải đặt nguyện vọng 1.

thi-thpt-2023-22.jpg
Các thí sinh cần khai thác tối đa quyền được đăng ký số nguyện vọng xét tuyển - Ảnh: Thành Chung 

"Tôi xin đính chính lại, không có trường nào được yêu cầu các em phải đặt nguyện vọng trúng tuyển xét tuyển sớm thành nguyện vọng 1. Nguyện vọng nào các em thực sự yêu thích, mong muốn được trúng tuyển nhất dù là bằng phương thức nào, hãy đặt lên đầu tiên. Việc xét tuyển sớm giúp tăng cơ hội cho thí sinh, để các em yên tâm là mình đã trúng tuyển vào trường, ngành đó. Nhưng các em vẫn còn một cơ hội nữa để có thể trúng tuyển vào ngành mình yêu thích hơn, đó mới là những nguyện vọng cao hơn (nguyện vọng 1, nguyện vọng 2).

Còn trường hợp thực sự yêu thích ngành đã trúng tuyển có điều kiện, khi đó thí sinh có thể đặt kết quả này lên nguyện vọng 1, chắc chắn các em sẽ đỗ vào nguyện vọng đó. Các trường luôn truyền thông, khuyến cáo rằng nếu thí sinh muốn chắc chắn đỗ thì đặt nguyện vọng 1, đây là lời khuyến khích các em chứ không mang tính chất bắt buộc"- PGS Nguyễn Thu Thủy chia sẻ.

Lỗi sơ suất cơ bản thứ 3 mà bà Thủy lưu ý là một số thí sinh đặt quá ít nguyện vọng hay dồn nguyện vọng vào một nhóm trường top cao, như vậy rủi ro cũng sẽ rất lớn.

"Các em không cần đặt đến hàng trăm nguyện vọng để có thể trúng tuyển, thay vào đó nên chia nguyện vọng ra các trường ở mỗi vị trí khác nhau. Hiểu được sức học của mình, nắm rõ đề án tuyển sinh của các trường, thí sinh không cần đặt quá nhiều nguyện vọng dẫn tới tốn kém, lãng phí"- bà Thủy cho hay.

dang-ky.jpg
Các mốc thời gian thí sinh cần lưu ý - Ảnh: TTXVN

TS. Lê Xuân Thành, Trưởng phòng công tác chính trị - sinh viên, Trường ĐH Mỏ - Địa chất (Hà Nội) cũng lưu ý thêm, đây là thời gian "nước rút" nên thí sinh cần nghiêm túc trong việc lựa chọn ngành, trường học. Rất khó có công cụ cho việc lựa chọn ngành, trường học nhưng thí sinh nên rà soát lại điểm trúng tuyển của cơ sở giáo dục ĐH mà mình dự định đăng ký xét tuyển ở một vài năm trước. Sau đó, đối chiếu với kết quả thi tốt nghiệp THPT để có lựa chọn phù hợp.

"Các em cần đặc biệt lưu ý đến điều kiện, tiêu chuẩn của trường, kể cả tiêu chí phụ. Các cơ sở giáo dục đại học đều công khai đề án tuyển sinh và có bộ phận giải đáp. Vì thế, thí sinh có thể tìm hiểu về trường học, ngành học mà mình dự định xét tuyển thông qua bộ phận tuyển sinh của trường để có lựa chọn đúng đắn, phù hợp", TS. Lê Xuân Thành khuyến nghị.

Ông Thành cũng cho rằng có nhiều thí sinh dù đạt điểm cao nhưng vẫn trượt các nguyện vọng nên các em cần khai thác tối đa quyền đăng ký của mình. Có những ngành học "hot" ở các trường thì lấy điểm cao nhưng ở những trường khác lại lấy điểm thấp hơn nên thí sinh cũng cần lưu ý điều này.

"Điều quan trọng nhất là các em cần nghiên cứu và tìm hiểu về chỉ tiêu dành cho các phương thức tuyển sinh của những ngành mà mình quan tâm. Từ đó có thể tránh được việc chỉ đăng ký vào những ngành không còn nhiều chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT" - ông Thành lưu ý.

Bài liên quan
Bộ GD-ĐT dự kiến siết xét tuyển đại học bằng học bạ
Ngày 22.11, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó, có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
một giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các thí sinh cần khai thác tối đa nguyện vọng xét tuyển của mình