Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết cần tập trung quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục đại học ở ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng để đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Cần điều chỉnh cách thức phát triển nhân tài theo mô hình mới

Dạ Thảo | 14/07/2023, 21:15

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết cần tập trung quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục đại học ở ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng để đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội.

Thách thức lớn nhất là chất lượng giáo dục

Tại Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết bộ đang ra sức thực hiện công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. 

Một số thách thức với giáo dục vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ được Bộ trưởng nhắc tới đó là cần nâng cao chất lượng, thách thức của công bằng giáo dục, thách thức từ sự phân bổ chưa đều về tỷ lệ ngoài công lập, thách thức khi dù là vùng giao lưu quốc tế thuận lợi nhưng quốc tế hóa trong giáo dục còn chưa tương xứng. Do đó, bên cạnh phát huy hiếu học, các địa phương trong vùng cần điều chỉnh cách thức phát triển nhân tài theo các mô hình mới của thời đại.

Xác định như vậy, Bộ trưởng Sơn cho rằng cần tập trung quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng. Trong đó, 2 đại học vùng là ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng cần phát triển hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh và mạnh của vùng trong thời gian sắp tới.

kim-son-2.jpg
Toàn cảnh hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

Trong việc quy hoạch, Bộ trưởng cũng đề nghị các địa phương quan tâm quy hoạch đảm bảo đất cho giáo dục mầm non, phổ thông. Là vùng có tỷ lệ người học đại học thấp nhất trong các vùng kinh tế - xã hội, theo Bộ trưởng, các địa phương cần có giải pháp để tăng tỷ lệ này, trong đó có giải pháp về đầu ra, việc làm để gia tăng người học đại học.

Trong những năm qua, chất lượng giáo dục phổ thông có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ học sinh lên lớp ở cấp Tiểu học và cấp THCS có chiều hướng gia tăng và cao hơn bình quân cả nước. Tuy vậy, tỷ lệ học sinh lên lớp cấp THPT của vùng lại thấp nhất cả nước. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp THCS và cấp THPT đều thấp hơn so với quân cả nước.

Đây là khu vực chắc chắn trong thời gian tới sẽ phát triển năng động, nhu cầu nhân lực lớn, với đường biển dài thì yếu tố biển phải được xem là từ khóa quan trọng. Bộ trưởng cho rằng cần phải tận dụng hơn nữa lợi thế biển mà nhiều quốc gia khác đang khao khát. Khi kinh tế biển phát triển, thì nhân lực đáp ứng càng phải thành nội dung đặc biệt quan trọng.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, hiện nay thách thức lớn nhất ở khu vực này chính là chất lượng giáo dục. Giáo dục đào tạo tại vùng đã có nề nếp, bề dày, đã có mạng lưới, không khó khăn như Tây Nguyên, Tây Bắc. Nếu không có giải pháp đột phá sẽ mắc thành vấn đề bức xúc để nâng cao chất lượng.

Tại hội nghị, đã có 9 ý kiến của các địa phương, trường đại học, bộ, ngành trung ương, thể hiện nhiều tán thành với báo cáo của bộ, nhưng cũng có những băn khoăn, đề xuất. Bộ GD-ĐT đã ghi nhận và nghiên cứu để có giải pháp tháo gỡ.

Đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành giáo dục vùng

le-quy-don-1.jpg
Bộ GD-ĐT cho biết cần nâng cao chỉ số giáo dục đào tạo vùng

So với các vùng khác, tỷ lệ người học đại học của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đang thấp. Cần có giải pháp về chỗ học, khuyến khích học, giải quyết việc làm… Đây không chỉ là vấn đề dân trí mà đồng thời cũng là vấn đề nhân lực chất lượng cao.

Cùng với quy hoạch, sắp xếp trường đại học, cao đẳng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các địa phương quan tâm đến quy hoạch hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông hợp lý. Đặc biệt dành quỹ đất cho giáo dục và đào tạo, mạng lưới trường lớp.

"Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ - cần chuẩn bị tốt cho tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 của toàn ngành. Tiếp tục đẩy mạnh khâu chuẩn bị cho thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình. Đây là thời điểm đặc biệt khi chương trình đang triển khai đến lớp 4, lớp 8 và lớp 11 và năm tới sẽ hoàn thành lộ trình, nên cần sự quan tâm đặc biệt. Trong dịp hè, chuẩn bị cho năm học mới 2023-2024, cần đảm bảo SGK cho học sinh cả chương trình mới lẫn hiện hành. Công tác phân phối, phát hành sách cần đúng quy định", Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh.

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có những đặc điểm khác với vùng khác, nên giải pháp cũng phải có những điểm riêng, độc đáo của vùng. Trước hết, đây là vùng trải dài theo vĩ độ nhất so với các vùng của cả nước với sự đa dạng của các tiểu vùng. Vì vậy, bên cạnh liên kết vùng, liên kết tiểu vùng cũng rất quan trọng. Ngoài tính toán phân bổ theo hệ thống vùng thì cần phải tính toán để phân bổ quy mô tiểu vùng.

Bài liên quan
Bộ GD-ĐT dự kiến siết xét tuyển đại học bằng học bạ
Ngày 22.11, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó, có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Cần điều chỉnh cách thức phát triển nhân tài theo mô hình mới