Các lực lượng vũ trang của Mỹ và Anh đã sơ tán nhân viên đại sứ quán, trong khi các quốc gia khác gấp rút đưa công dân nước mình đến nơi an toàn khi các trận chiến tiếp tục nổ ra ở trung tâm thủ đô Sudan.

Các nước gấp rút sơ tán công dân ra khỏi Sudan

Đan Thuỳ | 24/04/2023, 09:07

Các lực lượng vũ trang của Mỹ và Anh đã sơ tán nhân viên đại sứ quán, trong khi các quốc gia khác gấp rút đưa công dân nước mình đến nơi an toàn khi các trận chiến tiếp tục nổ ra ở trung tâm thủ đô Sudan.

Ngày 23.4, Anh đã sơ tán thành công các nhân viên ngoại giao và thân nhân khỏi Khartoum thông qua một chiến dịch phức tạp với hơn 1.200 quân nhân.

Tối cùng ngày, Đức và Pháp cũng cho biết mỗi nước đã sơ tán hơn 100 người. Tây Ban Nha và Canada cũng có bước đi tương tự. Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói rằng các hoạt động ở Sudan đã tạm thời bị đình chỉ. 

Ai Cập đã sơ tán 436 công dân khỏi Sudan, đồng thời triển khai lực lượng an ninh tới biên giới với láng giềng Bắc Phi này để bảo đảm an ninh cho hoạt động sơ tán. Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng cho biết cơ quan chức năng đã triển khai hai máy bay ở Jeddah và một tàu tới cảng Sudan để chuẩn bị cho việc sơ tán.

anh-chup-man-hinh-2023-04-24-luc-08.38.03.png

Hà Lan là nước mới nhất thông báo sơ tán công dân nước này khỏi Sudan. Ngoại trưởng Hà Lan Wopke Hoekstra hôm 23.4 thông báo nước này tham gia nhóm sơ tán công dân từ Jordan và sẽ cố gắng đảm bảo công tác sơ tán công dân diễn ra trong thời gian sớm nhất.

Trước đó, vào ngày 22.4, quân đội Mỹ đã sơ tán nhân sự Đại sứ quán Mỹ cùng người thân của họ tại thủ đô Khartoum. Ả Rập Xê Út là nước đầu tiên tiến hành sơ tán công dân hôm 21.4, đưa khỏi Sudan hơn 150 người nhiều quốc tịch khác nhau.

Với một loạt lệnh ngừng bắn thất bại, số người chết tại Sudan hiện đã vượt quá 420, trong đó có 264 thường dân, và số người bị thương lên tới hơn 3.700, theo các tổ chức phi chính phủ. Hầu hết nhà phân tích tin rằng con số thương vong trên thực tế còn cao hơn nhiều.

Bạo lực dữ dội đã nổ ra vào tuần trước ở thủ đô Khartoum giữa quân đội và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF). Các lực lượng này do hai chỉ huy quân đội vốn từng là đồng minh, đã gây chiến với nhau để tranh giành quyền lực, dẫn đến xung đột ở Sudan suốt tuần qua. Washington ngày 22.4 liên tục kêu gọi các bên gia hạn và mở rộng lệnh ngừng bắn nhân dịp lễ Eid al-Fitr của người Hồi giáo để chấm dứt bạo lực. Mỗi bên đều cáo buộc bên kia không tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn.

tai-xuong.jpeg

Vào ngày 23.4, các dịch vụ internet và điện thoại dường như đã bị sập ở phần lớn khu vực tại Sudan. Thuốc men, nhiên liệu và thực phẩm khan hiếm ở Khartoum, trong khi tình trạng giao tranh và cướp bóc khiến việc rời khỏi nhà tìm các nhu yếu phẩm trở nên nguy hiểm.

Mỹ đã thông báo triển khai một đội gồm các chuyên gia ứng phó thảm họa nhằm điều phối hiệu quả nỗ lực hỗ trợ nhân đạo cho Sudan.

Trong thông báo đưa ra ngày 23.4, lãnh đạo Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) Samantha Power cho hay Đội hỗ trợ phản ứng thảm họa sẽ hoạt động ở Kenya trong giai đoạn đầu, thêm rằng các chuyên gia đang phối hợp với cộng đồng quốc tế và đối tác nhằm xác định những nhu cầu cần ưu tiên cho Sudan cũng như tìm phương án hỗ trợ nhân đạo một cách an toàn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các nước gấp rút sơ tán công dân ra khỏi Sudan