Các nhà khoa học đã đề xuất khoan vào “Cổng địa ngục” ở quốc gia Trung Á Turkmenistan để cố gắng dập tắt miệng hố bốc cháy suốt hàng chục năm qua.

Các nhà khoa học đề xuất khoan vào "Cổng địa ngục" để dập lửa

Long Hải | 12/04/2022, 16:20

Các nhà khoa học đã đề xuất khoan vào “Cổng địa ngục” ở quốc gia Trung Á Turkmenistan để cố gắng dập tắt miệng hố bốc cháy suốt hàng chục năm qua.

mieng-nui.jpg
Miệng hố Darvaza nằm ở sa mạc Karakum, Turkmenistan - Ảnh: Getty Images

Miệng hố Darvaza nằm trong sa mạc Karakum của Turkmenistan và có đường kính hơn 60 m. Tuy nhiên nó không phải là miệng hố bình thường. Ngọn lửa lấy nhiên liệu từ khí mêtan ở nguồn dự trữ khổng lồ dưới lòng đất đã cháy trong miệng hố trong 5 thập kỷ qua.

Theo một giả thuyết phổ biến, miệng hố được cho là bùng cháy liên tục kể từ năm 1971 sau khi một hoạt động khoan của Liên Xô gặp trục trặc. Tuy nhiên, giả thuyết về sự kiện này đã vướng phải nhiều tranh cãi và nguồn gốc câu chuyện thực sự vẫn là một bí ẩn.

Giả thuyết cho rằng sau khi sự cố xảy ra, các nhà khoa học Liên Xô đã quyết định đốt cháy khí mêtan để ngăn khí gas lan rộng. Họ cho rằng ngọn lửa sẽ nhanh chóng tắt đi sau khi tất cả nhiên liệu sẵn có đã cháy hết.

Đầu năm nay, Tổng thống Turkmenistan khi đó là ông Gurbanguly Berdymukhamedov, đã yêu cầu các chuyên gia tìm cách dập tắt đám cháy do những lo ngại về kinh tế và môi trường. Trong một bài phát biểu trên truyền hình, ông Berdymukhamedov nói rằng miệng hố “ảnh hưởng tiêu cực đến cả môi trường và sức khỏe của những người sống gần đó”, theo AFP đưa tin.

“Chúng ta đang đánh mất các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá mà chúng ta có thể thu được lợi nhuận đáng kể và sử dụng chúng để cải thiện đời sống của người dân”.

Các nhà khoa học Turkmen kể từ đó đã cố gắng đưa ra các giải pháp cho vấn đề này. Theo hãng tin Orient của Turkmen, một số nhà nghiên cứu hiện đã đề xuất khoan một giếng nghiêng vào bể chứa khí cung cấp cho miệng hố. Họ tin rằng việc hút khí từ giếng này sẽ kiểm soát sự rò rỉ và giảm lượng khí thải không kiểm soát được vào bầu khí quyển.

Tại một diễn đàn đầu tư quốc tế gần đây ở thủ đô Ashgabat, Bayrammyrat Pirniyazov, người đứng đầu Viện Khí đốt tự nhiên của Turkmenistan, cho biết các nhà chức trách đang lên kế hoạch phong tỏa miệng hố. Ông nói rằng Turkmenistan hiện đang đánh giá đề nghị từ các quốc gia khác để giúp ngăn chặn rò rỉ khí đốt. Các nhà khoa học từ Belarus và Slovenia cũng bày tỏ sự quan tâm đến kế hoạch này.

Trong khi các nhà chức trách Turkmen tuyên bố rằng miệng hố là một mối lo ngại về an toàn và môi trường, nhưng một số nhà khoa học đã bày tỏ sự nghi ngờ về việc này. “Nó không làm ai bị thương”, Guillermo Rein, một nhà khoa học tại Đại học Hoàng gia London, nói với Gizmodo.

Tuy mêtan là một khí nhà kính mạnh, Mark Tingay, chuyên gia địa cơ khí xăng dầu ở Đại học Adelaide, cho rằng miệng hố Darvaza chỉ chiếm phần rất nhỏ trong lượng khí thải carbon của Turkmenistan.

Bài liên quan
Chủ tịch VUSTA: Xây dựng năng lượng xanh bền vững cần có sự tham gia của đội ngũ khoa học
Để có thể xây dựng và phát triển ngành năng lượng và điện lực Việt Nam theo hướng bền vững, xanh, TS Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh cần phải có sự tham gia tích cực của đội ngũ khoa học và trí thức trong công tác tư vấn và phản biện...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Hợp tác kinh tế với Mỹ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi
Chiều 5.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Mỹ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi Mỹ công bố chính sách thuế quan mới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các nhà khoa học đề xuất khoan vào "Cổng địa ngục" để dập lửa