Cho rằng Bộ Y tế đang cố tình “chây ì” không chịu sửa đổi, thay thế chính thức Nghị định 09 theo chỉ đạo của Chính Phủ, Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM cùng với các Hội ngành nghề đã làm công văn “cầu cứu” Chính phủ với mong muốn được sớm giải quyết, giúp các doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh hiện nay.

Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm ‘cầu cứu’ Chính phủ về chuyện muối I-ốt

Hồ Quang | 26/06/2018, 05:46

Cho rằng Bộ Y tế đang cố tình “chây ì” không chịu sửa đổi, thay thế chính thức Nghị định 09 theo chỉ đạo của Chính Phủ, Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM cùng với các Hội ngành nghề đã làm công văn “cầu cứu” Chính phủ với mong muốn được sớm giải quyết, giúp các doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh hiện nay.

Bộ Y tế chưa thực hiện chỉ đạo của Chính phủ

Tại Hội thảo “Trao đổi một số thông tin và đánh giá tác động của việc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào trong chế biến thực phẩm” hôm 25.6, bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội lương thực thực phẩm TP.HCM - cho hay đơn vị này đã cùng với các Hội ngành nghề nhiều lần kiến nghị về quy định bắt buộc sử dụng muối I-ốt trong chế biến thực phẩm và sử dụng sắt, kẽm trong bột mì chế biến thực phẩm đến Phó Thủ tướng Chính phủ, tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm..., nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Bà Chi cho biết, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 09/2016/NĐ-CP về quy định “tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm”, có hiệu lực từ ngày 28.1.2017, Hội lương thực thực phẩm TP.HCM cùng với các Hội ngành nghề đã có kiến nghị bằng văn bản và làm việc trực tiếp với Phó Thủ tướng Chính phủ, tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ.

Đến ngày 27.10.2017, Bộ Y tế đã bàn hành công văn số 6134/ BYT-PC về việc thực hiện ý kiến kết luận của tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo đơn vị trực thuộc kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất muối I-ốt, không kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có sử dụng muối I-ốt. Tuy nhiên, công văn này chỉ mới tháo gỡ cho doanh nghiệp thực phẩm ở khâu kiểm tra chứ chưa giải quyết được vấn đềbất cập mà các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình sản xuất, công bố, đưa sản phẩm ra thị trường.

Ngay sau đó, các Hội ngành nghề và cộng đồng doanh nghiệp thực phẩm tiếp tục kiến nghị Chính phủ, Bộ Y tế xem xét sửa đổi Nghị định 09. Ngày 15.5.2018 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19/2018/ NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo.

Trong Nghị định 19 này, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 09/2016/ NĐ-CP ngày 28.1.2016 của Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm theo hướng bãi bỏ quy định“muối dùng trong chế biến thực phẩm phải tăng cường muối I-ốt” và“bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải tăng cường sắt, kẽm”.

“Mặc dù vậy đến nay, Bộ Y tế vẫn 'chây ì'chưa có Nghị định sửa đổi, thay thế chính thức Nghi định 09 như chỉ đạo theo tinh thần Nghi quyết 19/2018 của Chính phủ. Chúng tôi đang tiếp tục kiến nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệtBộ Y tế khẩn trương sửa đổi, thay thế Nghị định 09 theo tinh thần Nghị quyết 19/2018 của Chính phủ đã ban hành nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắt về vấn đề này mà các doanh nghiệp đang gặp phải”, bà Chi cho hay.

Theo bà Lý Kim Chi, trong Điều 6 của Nghị định 09/ 2016/ NĐ-CPbắt buộc“Muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt. Bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải tăng cường sắt và kẽm” đang làm khó các doanh nghiệp, không chỉ khiến chất lượng sản phẩm giảm sút mà còn đẩy giá thành sản phẩm lên cao, không có khả năng cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại nhập khẩu.

Bởi thực tế một số thực phẩm không thể sử dụng muối I-ốt làm nguồn nguyên liệu để chế biến do tạo ra trạng thái cảm quan, màu sắc, mùi vị không bằng so với sử dụng muối thường (muối không có I-ốt). Đối với sản phẩm thủy sản, nước mắm, nước chấm, rau củ quả sấy khô, thịt gia cầm sấy, các sản phẩm ngủ cốc sấy; các loại bột ngọt, bột chế biến sẵn... nếu sử dụng muối I-ốt sẽ làm sản phẩm biến mùi, vị, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, I-ốt có tính thăng hoa dễ tương tác với các thành phần khác trong thực phẩm và biến đổi khi gặp nhiệt. Điều này làm gia tăng chi phí, giá thành của sản phẩm và thành phẩm sau cùng cũng không chứa thành phần I-ốt.

Bên cạnh đó, việc quy định bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt, kẽm sẽ làm gia tăng chi phí và giá thành sản phẩm. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là việc bổ sung kẽm, sắt ở một số sản phẩm từ bột mì sẽ làm biến màu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng. Hơn nữa, tại một số thị trường xuất khẩu, khách hàng sẽ từ chối một số sản phẩm có bổ sung I-ốt và sản phẩm làm tử bột mì có bổ sung sắt, kẽm. Điều này làm ảnh hưởng đến doanh số, lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm.

Nhiều thực phẩm bổ sung I-ốt sẽ làm giảm chất lượng

Theo TS Vũ Thế Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn khoa học (Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM), hiện trên thế giới có khoảng 2,2 tỉ người có rủi ro thiếu I-ot và khoảng 70% quốc gia có chương trình sử dụng muối I-ốt.

Việc thiếu I-ốt sẽ gây ra bướu cổ, chậm tăng trưởng, kém phát triển não ở thai nhi và trẻ em. Tóm lại,.thiếu hay thừa I-ốt đều bất lợi cho sức khỏe.

Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều không bắt buộc sử dụng muối I-ốt trong công nghiệp chế biến thực phẩm.

“Việc các quốc gia trên thế giới không bắt buộc sử dụng muối I-ốt trong công nghiệp chế biến thực phẩm là phải có vấn đề”, ông Thành nói.

Phân tích của ông Thành cho thấy khi muối I-ốt đưa vào thực phẩm sẽ bị ô xy hóa bởi thực phẩm và làm biến màu thực phẩm.

“Bổ sung I-ốt là điều cần thiết trong nguyên tố, vi lượng nhưng chúng ta phải vận động người dân dùng muối I-ốt hoặc thực phẩm tự nhiên chứa I-ốt thay vì bắt buộc doanh nghiệp sử dụng muối I-ốt trong chế biến thực phẩm. Vì thực tế cho thấy, muối I-ốt sẽ làm đổi màu thực phẩm. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh với những thực phẩm nhập khẩu cùng loại”, ông Thành chia sẻ.

Trong khi đó, theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), việc bắt buộc sử dụng muối I-ốt trong chế biến thực phẩm như Nghị định 09 của Chính phủ là một bất cập lớn.

Bất cập ở đây không chỉ việc bổ sung I-ốt vào một số sản phẩm thực phẩm sẽ mất màu, sản phẩm không đảm bảo chất lượng công bố hoặc tiêu chuẩn thành phẩm, mà còn tạo ra hàm lượng I-ốt cao trong thành phẩm.

“Trong thủy sản thì nguyên liệu tự nhiên đã có sẵn I-ốt, nếu sử dụng thêm muối I-ốt không những tốn thêm chi phí mà còn tạo ra hàm lượng I-ốt cao trong thành phẩm sẽ không tốt cho sức khỏe người sử dụng”, một lãnh đạo của VASEP cho biết.

Cũng theo vị lãnh đạo VASEP, hiện nay một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu, nếu muốn xuất sang thị trường Nhật hay Úc thì sản phẩm phải không có muối I-ốt.

“Những quốc gia này không chấp nhận thành phẩm sản phẩm có I-ốt. Dó đó, các nhà máy chế biến phải cam kết sử dụng muối không có I-ốt mới xuất khẩu được”, vị lãnh đạo VASEP nói.

Hồ Quang
Bài liên quan
Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011 - 2021 tại Bộ Giao thông vận tải.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Hội thảo, Triển lãm Internet Day 2024 diễn ra tại Hà Nội với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm ‘cầu cứu’ Chính phủ về chuyện muối I-ốt