Nhiều cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn TP.HCM đang lo lắng, không biết làm thế nào để có thể gói ghém sử dụng số tiền trong phạm vi dự toán bảo hiểm y tế. Vì thực tế số lượt bệnh nhân khám, chữa bệnh tăng đều mỗi năm, đẩy chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng cao hơn so với dự toán.

Các bệnh viện lo thiếu tiền chi cho bệnh nhân bảo hiểm y tế

Hồ Quang | 01/08/2019, 19:26

Nhiều cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn TP.HCM đang lo lắng, không biết làm thế nào để có thể gói ghém sử dụng số tiền trong phạm vi dự toán bảo hiểm y tế. Vì thực tế số lượt bệnh nhân khám, chữa bệnh tăng đều mỗi năm, đẩy chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng cao hơn so với dự toán.

6 tháng đầu năm đã ngốnhơn 50% dự toán

Thay vì trước đây Bảo hiểm xã hội (BHXH) chi trả bảo hiểm y tế cho các cơ sở khám, chữa bệnh dựa trên các hóa đơn, chứng từ mà bệnh nhân khám và điều trịthì trong năm 2019 nàyBHXHyêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh đưa ra dự toán chi bảo hiểm y tế trong 1 năm. Khi BHXHđồng ý với con số dự toán chi trên thì cũng đồng nghĩa với việc trong năm đó, cơ sở khám chữa bệnh chỉ được chi số tiền bảo hiểm y tế (BHYT) như trong dự toán.

Tuy nhiên, theo BHXHTP.HCM, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019 hầu hết các bệnh viện ở TP đều đã sử dụng quá 50% dự toán chi cho cả năm. Như vậy, điều này có nguy cơ khiến cho các cơ sở khám, chữa bệnh chi BHYTvượt quá dự toán. Nếu điều đó xảy ra thì, các bệnh viện sẽ không biết lấy đâu nguồn tiền bảo hiểm chi vượt này, vì rất khó để BHXHrút hầu bao chi trả cho số tiền vượt dự toán nói trên.

Đây là nỗi lo không chỉ đối với giám đốc các bệnh viện mà của cả cơ quan quản lý nhà nước về quỹ BHYTvà khám chữa bệnh.

Trước tình hình trên, các bệnh viện cho biết đang phải “thắt lưng buộc bụng” để thực hiện khám, chữa bệnh y tế làm sao không vượt quá dự toán BHYTtrong năm đã được BHXHduyệt.

Theo lãnh đạo một số bệnh viện ở TP.HCM, để làm được điều này là rất khó vìthực tế số lượt bệnh nhân khám, chữa bệnh trong 6 tháng cuối năm thường bao giờ cũng tăng cao hơn nhiều so với 6 tháng đầu năm.

Hiện các bệnh viện đang tính đến phương án làm sao để giảm chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân BHYT, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng điều trị nhằm không vượt mức dự toán BHYTtrong năm đã được duyệt.

Lãnh đạo một bệnh viện chuyên khoa của TP.HCM cho biếthiện bệnh viện sẽ tập trung đẩy mạnh chuyểnbệnh nhân về tuyến trước điều trị tiếp khi đã chẩn đoán và điều trị ổn định nhưng cần được chăm sóc và theo dõi thời gian dài; đồng thời phát triển mạnh các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác khám,chữa bệnh cho cả nhân viên và người bệnh, trong đó phải đảm bảo sử dụng phần mềm liên thông khám chữa bệnh BHYTđể ngăn chặn hành vi lạm dụng khám chữa bệnh BHYT. Ngoài ra,bệnh viện cũng đẩy mạnh việc kê đơn hợp lý, và tuân thủ nguyên tắc kê đơn theo quy định; chỉ định nhập viện đúng theo phác đồ; thời gian nằm viện hợp lý, không trì hoãn xuất viện, tăng cường điều trị trong ngày thay vì nhập viện điều trị nội trú...

“Hiện chúng tôi đang rất đau đầu điều phối và quản lý dự toán chi khám chữa bệnh BHYTđã được giao. Trong đó, tập trung rà soát, củng cố và đẩy mạnh các hoạt động trọng tâm hướng đến tiết kiệm chi phí nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng điều trị. Đây là một điều cực kỳ khó khăn”, vị lãnh đạo bệnh viện lo lắng.

Cách tính dự toán hiện nay sẽ không đủ chi

Sở Y tế TP.HCM cho rằng xét về mặt lý thuyết, việc giao dự toán chi phí khám, chữa bệnh BHYThằng năm cho các bệnh viện là tránh nguy cơ vỡ quỹ BHYT, đồng thời có tác dụng tích cực buộc các nhà quản lý bệnh viện phải siếtchặt chi tiêu hợp lý trong hoạt động khám, chữa bệnh của đơn vị mình nhưng không được gây ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa bệnh.

Bên cạnh đó, có thể giúp các cơ sở y tế không bị động về quỹ BHYTdo không còn áp dụng quỹ BHYTđa tuyến đi và đa tuyến đến.

Tuy nhiên, theo Sở Y tế TP, việc giao dự toán chi chỉ căn cứ trên tổng kinh phí khám chữa bệnh BHYTcủa năm trước như hiện nay thì rõ ràng điều này đang gây bất lợi cho các bệnh viện và các cơ sở y tế, nhất là những địa phương luôn thu hút đông người bệnh đến khám, chữa bệnh.

PGS-TS-BS Tăng Chí Thượng - Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết số lượt khám, chữa bệnh trong năm 2018 vừa qua tại TP là 45.365.309 lượt, tăng 5,8% so với năm 2017; tổng số lượt điều trị nội trú là 2.547.674 lượt, tăng 4% so với năm 2017.

Riêng 6 tháng đầu năm 2019 số lượt khám ngoại trú tăng 11,6% và số lượt điều trị nội trú tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố tăng 3%, so với cùng kỳ năm 2018. Dự kiến con số khám, chữa bệnh trong năm 2019 này sẽ tăng cao hơn nhiều so với năm 2018.

“Trong 10 năm qua, số lượt khám và điều trị nội trú tại các bệnh viện của TP tăng bình quân mỗi năm là 5% .Vì vậy, với cách giao dự toán chi như hiện nay thì số lượt tăng của mỗi năm sẽ không có trong dự toán chi”, ông Thượng nói.

Theo Sở Y tế TP.HCM, dù quy định có nói đến sẽ xem xét điều chỉnh bổ sung dự toán nếu cơ sở y tế giải trình hợp lý, nhưng quy trình không đơn giản và chắc chắn sẽ phải mất khá nhiều thời gian và công sức, và quan trọng hơn tất cả các bệnh viện công lập hiện đã tự chủ tài chính.

“Trước những thách thức mới này, để đảm bảo quyền lợi của người bệnh BHYT, rất cần sự phối hợp nhiều giải pháp mang tính đồng bộ từ cơ quan quản lý nhà nước về BHYTvà khám chữa bệnh cho đến cán bộ, viên chức làm công tác quản lý bệnh viện, các trưởng khoa, phòng và nhất là từng nhân viên y tế của mỗi bệnh viện từ nhận thức đến hành động”, ông Thượng chia sẻ.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các bệnh viện lo thiếu tiền chi cho bệnh nhân bảo hiểm y tế