“Gặp được nhạc sĩ Văn Cao là bước ngoặt định mệnh của cuộc đời tôi” – đó là chia sẻ của nữ ca sĩ Ánh Tuyết.

Ca sĩ Ánh Tuyết: ‘Gặp được nhạc sĩ Văn Cao là bước ngoặt định mệnh’

Tiểu Vũ | 31/03/2021, 14:55

“Gặp được nhạc sĩ Văn Cao là bước ngoặt định mệnh của cuộc đời tôi” – đó là chia sẻ của nữ ca sĩ Ánh Tuyết.

Nhạc sĩ Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, ông sinh ngày 15.11.1923 ở Hải Phòng. Những bài hát của nhạc sĩ Văn Cao đã đi cùng những năm tháng quan trọng nhất của đất nước trải dài từ thời kỳ đầu của nền tân nhạc cho đến những bản tình ca ra đời trong chiến tranh và sau khi đất nước hòa bình thống nhất.

avavancao_rsan.jpg
Nhạc sĩ Văn Cao (1923 - 1995) - Ảnh: Tư liệu/THVL cung cấp

Văn Cao được ví như tượng đài của nền âm nhạc nước nhà. Ngoài bản nhạc Tiến quân ca được chọn làm quốc ca Việt Nam, ông còn sáng tác những ca khúc bất hủ khác như Đàn chim Việt, Mùa xuân đầu tiên, Bến xuân, Thiên thai, Suối mơ, Trương Chi, Buồn tàn thuVăn Cao cũng được biết đến như là nhà thơ và họa sĩ tài năng với các tác phẩm đậm chất triết lý mang dấu ấn riêng của người nghệ sĩ đa tài.

Trong số những người hát nhạc Văn Cao phải kể đến Ánh Tuyết. Nữ ca sĩ gốc Quảng này đã chọn những bản tình ca của ông để hát trong suốt mấy thập niên qua và để lại dấu ấn lớn trong lòng người mộ điệu.

Ánh Tuyết kể lại, từ quê nhà Hội An, Quảng Nam cô vào Sài Gòn sinh sống từ năm 1990 và làm việc tại Đoàn ca nhạc nhẹ tháng Tám nhưng cuối năm thì cô tách ra riêng. Thời điểm 1993, Ánh Tuyết có ý định bỏ nghề vì mệt mỏi, áp lực. Tuy nhiên đến tháng 7.1993, Ánh Tuyết trở lại Sài Gòn đúng dịp vợ chồng nhạc sĩ Văn Cao vào đây tổ chức một đêm nhạc của ông ở quán Nhạc sĩ. Đêm hôm đó, Ánh Tuyết hát 2 bài Buồn tàn thuThiên thai. Giọng ca mới lạ và đầy nội lực của Ánh Tuyết đã được sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả Sài Gòn thời bấy giờ. 

tieu-su-ca-si-anh-tuyet-393367.jpg
Nữ ca sĩ Ánh Tuyết - Ảnh: Ca sĩ Ánh Tuyết cung cấp

Ngay sáng hôm sau, nhiều tờ báo lớn xuất bản ở Sài Gòn đưa tin về đêm nhạc với nhiều nhận xét tích cực về giọng ca Ánh Tuyết khi hát nhạc Văn Cao. Năm đó Ánh Tuyết bước sang tuổi 32, và cũng từ đêm “định mệnh” đó sự nghiệp ca hát của Ánh Tuyết rẽ sang một bước ngoặt.

Sáng hôm sau, báo chí viết rất nhiều về chương trình này và tên tuổi Ánh Tuyết. Năm đó, Ánh Tuyết 32 tuổi nhưng lúc ấy cuộc đời của nữ ca sĩ mới thật sự thay đổi. “Đó thật sự là một bước ngoặt, kỷ niệm mà tôi không bao giờ quên được”, ca sĩ Ánh Tuyết chia sẻ.

Ánh Tuyết nhớ lại: “Sau đêm diễn, nhạc sĩ Văn Cao đã dành cho tôi rất nhiều sự trìu mến. Tôi từng nghĩ Văn Cao trẻ trung, nhưng khi gặp ông tôi bất ngờ bởi nhìn ông còn già hơn tuổi thực tại. Ông gầy gò, nhỏ thó, có một cái gì rất đặc biệt, khác biệt với mọi người. Sau đêm diễn, ông lưng còng, chậm rãi bước xuống bậc tam cấp đi về và không nhận xét gì về tôi. Mãi một năm sau, người ta tổ chức đêm nhạc khác của Văn Cao - Trịnh Công Sơn. Tôi đánh liều đến thăm ông. Văn Cao ngồi nhấp rượu hồi lâu, bỗng nói “Đầu đời Văn Cao đã có một Kim Tiêu, không ngờ cuối đời lại gặp một Ánh Tuyết”. Đó là một lời khen thưởng lớn đối với nữ ca sĩ, vì Văn Cao luôn kiệm lời, chẳng bao giờ nói hay nhận xét gì. Nhưng mỗi khi ông nói thì chẳng có điều gì quý hơn được”.

5-tuyet-vancao1.jpg
Ca sĩ Ánh Tuyết và nhạc sĩ Văn Cao trong một lần gặp gỡ tại Sài Gòn năm 1994 - Ảnh: Ánh Tuyết cung cấp

Ca sĩ Ánh Tuyết cũng chia sẻ về những kỷ niệm khó quên với nhạc sĩ Văn Cao trong mỗi lần cô ra Hà Nội biểu diễn và ghé thăm ông.

“Tôi đến thăm nhạc sĩ Văn Cao và tìm hiểu về ý nghĩa của bài hát Trương Chi. Hôm đó nhạc sĩ Văn Cao cứ nhìn ra cửa sổ với ánh mắt xa xăm. Ông nói rằng bài hát Trương Chi chính là thân phận của tác giả. Chỉ một câu “Trương Chi chính là tôi đấy”, tôi như hiểu được toàn bộ con người ông - thấm nỗi đời, nỗi đau.

“…Tôi rời môi trường âm nhạc khá lâu nhưng chỉ cần nhắc đến Văn Cao, chỉ cần cất lên giai điệu thì tự nhiên trong tôi điều gì đó tuôn trào, âm nhạc của ông như quyện quánh vào tâm hồn. Âm nhạc của Văn Cao như đẩy tôi bay, ở cõi nào đó rất cao, khi nhắc đến ông chỉ có hai hình ảnh, dáng dấp con người, những câu nói, cách nói chuyện làm cho tôi không thể nào quên được. Tôi yêu quý và trân trọng ông vô cùng…”, cô viết.

Toàn bộ những chia sẻ của nữ ca sĩ Ánh Tuyết đã được ghi hình và sẽ phát sóng trong chương trình Chân dung cuộc tình (tập 8) lúc 21 giờ ngày 1.4 trên kênh THVL1. 

Trong chương trình, khán giả còn có dịp thưởng thức những bài hát nổi tiếng của cố nhạc sĩ Văn Cao như: Bến xuân, Suối mơ, Trương Chi, Thiên thai, Mùa xuân đầu tiên qua phần thể hiện của các ca sĩ trẻ như Hồng Gấm, Triệu Lộc, Đăng Nguyên, Hồng Mơ, Ngọc Liên.

Tôi xin gọi Văn Cao bằng bố. Ông cũng là huynh đệ của bố Phạm Duy. Ca sĩ thời của tôi chm tới và hát được những tác phẩm giá trị của Văn Cao cũng rất khó. Tôi biết đến nhạc của Văn Cao vào giữa thập niên 60, tôi thích ca từ, dòng nhạc lãng đãng, du dương và được diễm phúc hát bài “Đàn chim Việt”. Tôi chuyên hát nhạc tình, nức nở, lãng mạn, khi hát đến "Đàn chim Việt" tôi hát kiểu khoan thai, trong sáng, mạnh mẽ, thể hiện sức mạnh của lòng yêu nước. Những bài hát của bố Văn Cao tuyệt vời vì ông sống với một tâm hồn lạc quan, con tim ông hướng đến con người, tình yêu quê hương đất nước”.

 Danh ca Thái Châu

Bài liên quan
Đề nghị truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho cố nhạc sĩ Văn Cao
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa trình Thủ tướng Chính phủ, xét trình Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho cố nhạc sĩ Văn Cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ca sĩ Ánh Tuyết: ‘Gặp được nhạc sĩ Văn Cao là bước ngoặt định mệnh’