Sự lo sợ nguồn cung cà phê bị gián đoạn vì đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều nước mua tích trữ, giá bán cũng tăng vì người tiêu dùng vẫn cần uống cà phê... Điều đó có thể giúp nông dân trồng cà phê hưởng lợi.

Cà phê được giá khi nhiều nước tích trữ hàng do sợ dịch kéo dài

20/04/2020, 18:18

Sự lo sợ nguồn cung cà phê bị gián đoạn vì đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều nước mua tích trữ, giá bán cũng tăng vì người tiêu dùng vẫn cần uống cà phê... Điều đó có thể giúp nông dân trồng cà phê hưởng lợi.

Nhà nông trồng cà phê ở Indonesia - Ảnh: Getty Images

Theo CNBC ngày 19.4 (giờ Mỹ), đấy là tin mừng cho nhà nông ở các vùng trồng cà phê trên thế giới. Họ là những người chật vật bởi giá bán bị rớt mạnh trong vài năm qua.

Theo Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO, có 49 nước thành viên tham gia xuất-nhập khẩu cà phê), từ năm 20126 giá đã giảm 30% dưới mức trung bình suốt 10 năm qua. Giá hạt cà phê Arabica hồi tháng 3.2020 là hơn 1,12 USD/pound, quá thấp so với thời giá đỉnh 3 USD/pound vào khoảng năm 2011.

Nhưng hạt cà phê Arabica từ Brazil, nước sản xuất nhiều nhất thế giới, đã tăng giá 10% hồi tháng 3 so với tháng 2 vừa rồi. Giao dịch kỳ hạn cà phê ở New York tăng 8,8% hồi tháng 3 lên trung bình khoảng 1,16 USD/pound. Giá này còn lên 1,2120 USD/pound vào cuối ngày 15.4 (theo giờ châu Á).

Giá tăng nhờ các nước mua tăng trữ

Trong một báo cáo mới đây, ICO từng viết: “Đa số trong nông dân toàn cầu trồng cà phê đã bị lao đao vì chi phí sản xuất do giá đầu vào tiếp tục tăng. Hậu quả là nguồn thu nhập từ nông trại bị giảm và đời sống ngày càng bị rủi ro”.

Nhưng ICO nêu giá hạt cà phê Arabia - loại được sản xuất nhiều nhất thế giới - đã tăng lên hồi tháng 3, từ lo sợ dịch COVID-19 dẫn đến nguồn hàng bị gián đoạn từ khâu sản xuất, vận chuyển đến khâu bán lẻ, khi các quốc gia thực hiện biện pháp phong tỏa.

Ví dụ các chuyến hàng từ Colombia, một quốc gia xuất khẩu cà phê lớn khác, có thể bị gián đoạn tạm thời vì phong tỏa. ICO giải thích mùa vụ quen thuộc vào tháng 4 của Colombia có thể bị tác động do các biện pháp phòng dịch và vì không có nhiều nguồn lực lao động từ các nước láng giềng qua Colombia. Quốc gia Nam Mỹ này áp lệnh phong tỏa cho đến ngày 27.4 tới.

CIO nêu căn cứ tình hình “nguồn cầu hiện được đánh giá là sẽ vượt quá nguồn cung... Sự gián đoạn của chuỗi cung ứng từ cả thu hoạch lẫn vận chuyển có thể dẫn đến sự tạm thiếu hụt ở nguồn cung, gây sức ép lên giá mua-bán trong một thời gian ngắn”.

Theo CNBC, từ vài tuần qua đã phát sinh sự lo sợ thiếu lương thực-thực phẩm. Một số quốc gia theo chủ nghĩa bảo hộ thương mại đã ngưng xuất khẩu một số loại lương thực, hoặc trữ thật nhiều nhằm bảo đảm đủ nguồn cung cho dân nước họ.

Xem ra cà phê cũng không ngoại lệ. Nhà kinh tế học Samuel Burman của Công ty tư vấn kinh tế Capital Economics nói: “Có vài bằng chứng rằng các nước đang thúc đẩy mua cà phê để chặn nguy cơ rối loạn nguồn cung trong tương lai”, nhưng ông cũng nói thêm rằng không thể biết rõ tầm cỡ các vụ mua trữ này.

Theo một thông tin của Reuters, các nhà nhập khẩu cà phê ở vài quốc gia tiêu thụ cà phê nhiều nhất đang tăng cường đặt hàng dự trữ và trữ tối đa 1 tháng.

Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu thị trường IRI (trụ sở ở Chicago, Mỹ), khoản chi mua cà phê ở Pháp tăng 34,6% so với cùng kỳ năm ngoái, còn ở Ý tăng 29,5%.

Những rủi ro phía trước

Vẫn theo CNBC, nhìn về phía trước thì nhà nông sẽ lại phải đối mặt tình hình khó khăn. Ông Burman nói một yếu tố có thể đe dọa nguồn cung là dịch châu chấu ở Đông Phi đã phá hoại các mùa vụ ở đó. Nguồn cầu cũng có thể hạ giảm nếu người dân tiếp tục ở yên trong nhà và các tiệm cà phê tiếp tục phải đóng cửa.

ICO nêu trong báo cáo: “Sau đợt tăng nguồn cầu này, chắc chắn sẽ không còn nhu cầu mua trữ nữa trong vài tuần hoặc trong vài tháng tới, do người tiêu dùng đã trữ đủ cà phê trong nhà. Các dữ liệu cấp bán lẻ và siêu thị ám chỉ tình trạng mua trữ hoảng loạn đã dẫn đến việc tăng nguồn cầu nơi người tiêu dùng của một số quốc gia”.

Theo Capital Economics, đã có những nhà nông chuyên trồng cà phê đã chuyển qua trồng các loại cây khác để duy trì cuộc sống.

Mỹ Trinh (theo CNBC)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cà phê được giá khi nhiều nước tích trữ hàng do sợ dịch kéo dài