Chiều 19.9, Bộ Y tế ghi nhận thêm 10.040 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 10.025 ca trong nước.

Cả nước có thêm 10.040 ca mắc mới

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 19/09/2021, 18:46

Chiều 19.9, Bộ Y tế ghi nhận thêm 10.040 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 10.025 ca trong nước.

Bộ Y tế ghi nhận thêm 10.040 ca nhiễm mới trên cả nước

Trong đó cụ thể tại TP.HCM (5.496), Bình Dương (2.332), Đồng Nai (953), An Giang (287), Long An (249), Kiên Giang (151), Tiền Giang (102), Bà Rịa - Vũng Tàu (84), Tây Ninh (53), Cần Thơ (52), Khánh Hòa (37), Bình Định (30), Quảng Ngãi (24), Hà Nội (20), Cà Mau (18), Quảng Bình (15), Bình Phước (15), Ninh Thuận (15), Phú Yên (13), Quảng Nam (13), Hậu Giang (11), Đắk Nông (11), Trà Vinh (8 ), Bình Thuận (7), Đồng Tháp (6), Bến Tre (6), Quảng Trị (5), Bạc Liêu (3), Đà Nẵng (2), Vĩnh Long (2), Thanh Hóa (2), Hà Tĩnh (1), Hưng Yên (1), Bắc Ninh (1), trong đó có 5.894 ca trong cộng đồng.

chong-covid-16.jpg
Việc lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 diện rộng có ý nghĩa quan trọng

Tại một số tỉnh như: TP.HCM tăng 1.259 ca, Bình Dương giảm 545 ca, Đồng Nai tăng 14 ca, An Giang tăng 144 ca, Long An tăng 13 ca. Kể từ đầu đợt dịch thứ 4 (ngày 27.4.2021) đến nay, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 682.617 ca, trong đó có 454.731 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Có 15/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định. Có 5 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Kon Tum, Quảng Ninh, Lào Cai, Bắc Giang.

Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.396 ca và số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 9.137 người. Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 233 ca tử vong tại TP.HCM (182), Bình Dương (31), Long An (9), An Giang (3), Bình Thuận (2), Tiền Giang (2), Khánh Hòa (1), Kiên Giang (1), Quảng Bình (1), Tây Ninh (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 246 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 17.090 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Còn tại Hà Nội chiều 19.9, Sở Y tế ghi nhận 5 ca dương tính đều đã được cách ly, trong đó có 3 nhân viên y tế. Các ca mắc mới phân bố tại 4 quận, huyện: Hoàng Mai (2), Gia Lâm (1), Nam Từ Liêm (1), Thanh Xuân (1) và phân bố theo chùm ca F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt. Như vậy, tính trong ngày 19.9 Hà Nội ghi nhận 19 ca dương tính, trong đó có 17 ca trong khu cách ly, 2 ca trong khu vực phong tỏa.

di-cho-3.jpg
Bộ Y tế yêu cầu địa phương cần test nhanh kháng nguyên vi rút SARS-CoV-2 cho người quản lý, làm việc, bán hàng tại chợ

Bộ Y tế đề nghị xét nghiệm diện rộng cho người quản lý, làm việc tại chợ dân sinh

Trao đổi với phóng viên ngày 19.9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết hiện Hà Nội cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh. Việc giãn cách xã hội được xem là “thời gian vàng” để bóc tách F0, chiến dịch xét nghiệm diện rộng, bao phủ tiêm chủng được xem là “chìa khóa” để truy vết, khoanh vùng triệt để ca bệnh và là “vũ khí” hữu hiệu để chống lại COVID-19.

Đến nay, Hà Nội đã triển khai 17 đợt tiêm vắc xin COVID-19 cho các đối tượng trong Nghị quyết 21 của Chính phủ và phương án 170 của UBND TP.Hà Nội. Theo đó, 5.649.581 người trên 18 tuổi đã được tiêm mũi 1, đạt 93,8%; tỷ lệ tiêm so với tổng dân số đạt 67,9%. Riêng về xét nghiệm diện rộng, từ ngày 8.9-15.9, đã lấy được 4.197.528 mẫu, đạt 84% kế hoạch; trong 2 ngày 16.9 và 17.9 các địa phương tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm theo kế hoạch đạt 57.788 mẫu.

dieu-tri-benh-nhan-covid-yen-1.jpg
Việc lấy mẫu và xét nghiệm diện rộng có ý nghĩa vô cùng quan trọng để kiểm soát, khoanh vùng dịch

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, biến thể Delta lần này có đặc điểm sinh học rất khác biệt so với các biến chủng trước đây, nồng độ vi rút trên dịch hầu họng của bệnh nhân mắc biến thể này cao gấp 1.000 lần so với các biến thể trước đó. Chính vì thế việc lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 diện rộng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc xét nghiệm thần tốc diện rộng sẽ đánh giá được tình hình dịch tễ, mức độ lây nhiễm bệnh trong cộng đồng tại thời điểm đó. 

Hiện Bộ Y tế đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch tại các chợ trên địa bàn, dừng hoạt động ngay đối với những chợ không đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo quy định. Đồng thời tổ chức xét nghiệm COVID-19 bằng test nhanh kháng nguyên cho người quản lý, làm việc, bán hàng tại chợ hằng tuần. Xem xét áp dụng việc hướng dẫn cho các đối tượng tự thực hiện xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên tại điểm xét nghiệm.

Cũng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đối với chợ phải tạo mã QR điểm kiểm dịch tại cửa vào, yêu cầu người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng phải khai báo y tế qua quét mã QR điểm kiểm dịch hoặc khai trên giấy hằng ngày khi vào chợ, thực hiện "Thông điệp 5K". Tại khu vực cửa vào chợ, tổ chức đo thân nhiệt; thu, kiểm soát và quản lý thẻ vào chợ. Bên cạnh đó, các chợ cần bố trí phòng/khu vực cách ly tạm thời cho người lao động/làm việc, người bán hàng có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc được xác định mắc bệnh; hoặc được xác định là F1 hoặc F2 khi đang làm việc tại chợ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cả nước có thêm 10.040 ca mắc mới