Dù còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhưng với sự quyết tâm, đồng lòng vượt khó, biến thách thức thành cơ hội nên nông dân ở Cà Mau đã "về đích" với một vụ mùa bội thu.
Cà Mau: Nông dân vui trúng mùa, vượt qua đại dịch
Trần Khải - Phong Phú|27/12/2021, 09:49
Dù còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhưng với sự quyết tâm, đồng lòng vượt khó, biến thách thức thành cơ hội nên nông dân ở Cà Mau đã "về đích" với một vụ mùa bội thu.
Ngay từ đầu năm 2021, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, trước tình hình ấy, cùng với việc người lao động từ các tỉnh vùng dịch về địa phương với số lượng lớn, Cà Mau đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, kịp thời thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh; theo dõi sát tình hình, chủ động xây dựng các kịch bản, tình huống, chuẩn bị phương án và các biện pháp phù hợp để sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả với các cấp độ của dịch.
Lãnh đạo tỉnh thường xuyên đôn đốc các sở ban ngành, địa phương đề cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép” phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ, công việc được giao, đặc biệt là những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.
Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Cà Mau và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đang trên đà phục hồi, phát triển và đã hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do dịch COVID-19 gây ra.
Góp vào chuỗi thành công của một năm đầy thách thức là việc nhà nông không chùn bước trước khó khăn. Họ miệt mài, khám phá và triển khai hiệu quả công tác chăn nuôi, sản xuất thích ứng, an toàn để mỉm cười bước qua đại dịch.
Trên lĩnh vực trồng trọt, nông hộ nhiều nơi ở huyện U Minh mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất thích ứng với môi trường sinh thái và thị hiếu của người tiêu dùng. Từ những bước đi phù hợp, đến nay vườn cam Ba Tình, xã Khánh Thuận, huyện U Minh đảm bảo cung ứng hàng trăm tấn cam hữu cơ ra thị trường mỗi năm - Ảnh: Phong PhúNgoài ra, nhiều bà con nông dân còn mạnh dạn phát triển ngành nghề truyền thống nhưng ở một bước tiến xa hơn, là cung ứng nguyên liệu để xuất khẩu. Tuy dịch bệnh kéo dài, xong thị trường hàng thủ công mỹ nghệ vẫn thu hút, thương lái vẫn tìm mua nguyên liệu từ cây trúc để sản xuất. Từ đó, thêm việc làm nhàn nhã nhưng thu nhập ổ định cho một bộ phận người dân ở địa phương với nghề thu mua cây trúc. Với việc ứng dụng công nghệ tách, phơi, sấy, bà Mai Thị Ba ở xã Tân Bằng xuất bán từ 50 tấn cây trúc mỗi tháng - Ảnh: Phong PhúVới niềm đam mê nuôi trâu, đến nay đã hơn 50 năm ông Nguyễn Văn Phước (72 tuổi) ở ấp 5, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình vẫn miệt mài chăn nuôi. Gần đây nhất, với sự hỗ trợ vốn từ quỹ Hội Cựu chiến binh, ông bắt đầu mua thêm trâu giống để gây đàn. Với tính cần cù, chịu khó, ông Phước tuy không mở rộng đàn trâu vì vùng nuôi dần thu hẹp mà nuôi đẻ rồi bán nghé. Với cách làm này, hơn 10 năm qua thu nhập gia đình ông càng khấm khá - Ảnh: Phong Phú
Sáng 21.11, tại xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức hội nghị "Tổng kết thực hiện nuôi tôm - rừng", đồng thời làm lễ công bố chứng nhận đạt chuẩn ASC nhóm.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Ngày 23.11, Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ TP.HCM tổ chức vòng thi bán kết và chung kết cuộc thi Công nghệ chế biến sau thu hoạch - năm 2024, tại Trường Đại học Công Thương TP.HCM.
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
UBND tỉnh An Giang đã việc thành lập Tổ xem xét, xử lý vi phạm đối với hoạt động khai thác khoáng sản, sử dụng đất của Công ty cổ phần Xây lắp An Giang tại cụm công nghiệp, thị trấn An Phú, huyện An Phú.