Ông Trần Văn Sơn, Giám đốc Sở KH-ĐT Đà Nẵng đã chỉ ra ‘chiêu thức’ này, nhà nước cấp phép dự án BOT thời hạn 20 năm nhưng thời gian hoàn vốn chỉ có 10 năm, còn lại tiền ngân sách sẽ chảy vào túi doanh nghiệp BOT.

BOT đang dùng chiêu lấy tiền dân bằng thời gian

Lê Đình Dũng | 28/07/2016, 05:04

Ông Trần Văn Sơn, Giám đốc Sở KH-ĐT Đà Nẵng đã chỉ ra ‘chiêu thức’ này, nhà nước cấp phép dự án BOT thời hạn 20 năm nhưng thời gian hoàn vốn chỉ có 10 năm, còn lại tiền ngân sách sẽ chảy vào túi doanh nghiệp BOT.

Đây là một trong nhiều lỗ hổng trong các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến các dự án BOT, BTO, PPP… được ông Trần Văn Sơn chỉ ra trong buổi làm việc với đoàn công tác liên ngành của Chính phủ tại Đà Nẵng mới đây.

Theo ông này, khó khăn hiện nay là chưa có quy định về thời gian thực hiện hợp đồng và thời gian hoàn vốn dự án. “Mình cấp giấy phép hoạt động có thể 20 năm trong khi thời gian hoàn vốn chỉ có 10 năm. Thời gian còn lại mình quản lý không chặt được, ngân sách tự nhiên sẽ chảy vào túi tư nhân”.

Cũng theo ông Sơn, có hiện tượng các chủ đầu tư cố tình đưa vào dự án con số thu phí/ngày giảm xuống để kéo dài thời gian thu, thực tế số tiền thu gấp đôi con số này.

Thắc mắc về số tiền chênh lệch gấp đôi đó sẽ chia lợi nhuận như thế nào, ông Sơn đề nghị nhà nước cần phải rút ngắn thời gian thu phí các dự án BOT, lập một cơ quan thanh tra, giám sát việc thu phí hoặc đặt một thiết bị thu phí tự động để giám sát doanh thu.

“Hiện nay đang có hiện tượng thả nổi việc quản lý thu phí BOT”, vị này nói. Thực trạng này khiến người dân ngày càng phải ‘cõng’ nhiều loại phí trong khi ngân sách không được hưởng lợi.

Ông Đào Quang Thu, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT cho biết sẽ tổng hợp ý kiến của ông Sơn gửi lên Chính phủ để trình ra Quốc hội xem xét, sửa đổi.

=>>‘Miếng bánh’ QL 1A: ‘Chiều chuộng’ BOT đến mức vô lý?

Thời gian qua, nhiều bất cập và sai phạm của những dự án BOT đường bộ đã bị phanh phui. Người dân đang ngày càng phải cõng thêm phí đường bộ do các trạm BOT quá dày đặc.

Mới đây, đoàn kiểm tra của Tổng cục Đường bộ (Bộ GTVT) đã tới giám sát doanh thu thực tế ở trạm thu phí Pháp Vân – Cầu Giẽ trong 10 ngày. Kết quả doanh thu được công bố là 19,85 tỉ đồng, bao gồm doanh thu thu vé lượt 17,5 tỉ đồng; vé tháng của tháng 7 là 1,7 tỉ đồng và vé quý III là 640,7 triệu đồng. Chia bình quân một ngày trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ thu được 1,985 tỉ đồng.

Trước đó, theo báo cáo của Công ty cổ phần Pháp Vân - Cầu Giẽ về công tác thu phí sau khi tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đi vào hoạt động và thu phí đến tháng 1.2016, doanh thu thu phí chỉ đạt 41 tỉ đồng/tháng (bình quân là gần 1,4 tỉ đồng/ngày).

Đó là cao tốc. Còn trên các quốc lộ, nhiều năm nay đã bị ‘chặt khúc’ thành nhiều ‘miếng bánh’ cho các dự án BOT. Theo đó là các trạm thu phí mọc lên nhan nhản.

Báo điện tử Một Thế Giới từng phản ánh việc chủ đầu tư dự án hầm đường bộ Phước Tượng – Phú Gia (Thừa Thiên-Huế) kéo trạm thu phí vào đặt ngay trước cửa hầm Hải Vân, khiến hàng trăm dân địa phương có nguy cơ bị thu phí oan.

Đáng nói, quy hoạch cấp nhà nước khiến dân è cổ cõng phí vì chỉ khoảng 100km từ Phú Bài (Thừa Thiên-Huế) đến Điện Bàn (Quảng Nam) hiện đã có 3 trạm BOT. Sắp tới trên chặng này sẽ triển khai thêm dự án BOT mở rộng hầm đường bộ Hải Vân. Vậy là sẽ có 4 trạm thu phí. Càng khó hiểu hơn, hầm đường bộ Phước Tượng-Phú Gia mới đưa vào khai thác thì chủ đầu tư đã được cho phép chuẩn bị dự án mở rộng hai hầm này.

Mới đây, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện sai sót trong dự án xây dựng hầm đường bộ Phước Tượng-Phú Gia. Theo Vietnamnet, tính đến cuối năm 2015, dự án đã bỏ ra hơn 938 tỉ đồng đầu tư nhưng con số thực tế được Kiểm toán chấp nhận là hơn 927 tỉ đồng, thấp hơn 11,2 tỉ đồng so với con số báo cáo.

Lê Đình Dũng
Bài liên quan
Lần đầu tiên người dân Hà Nội trải nghiệm 'phở số' do robot phục vụ
Du khách có cơ hội thưởng thức các món phở truyền thống đặc trưng của Hà Nội và trải nghiệm "phở số" hoàn toàn mới lạ và hiện đại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
20 phút trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
BOT đang dùng chiêu lấy tiền dân bằng thời gian