Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, theo tinh thần của Công ước Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng, phần thu nhập, tài sản chứng minh được thì không sao, còn nếu không chứng minh được sẽ tịch thu hoặc xử lý hình sự. Nhưng với Việt Nam, để thực hiện tinh thần trên ngay lập tức thì chưa được, không khả thi.

Bộ trưởng Tư pháp: Tài sản bất minh phải đưa ra tòa

Trí Lâm | 19/03/2018, 14:29

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, theo tinh thần của Công ước Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng, phần thu nhập, tài sản chứng minh được thì không sao, còn nếu không chứng minh được sẽ tịch thu hoặc xử lý hình sự. Nhưng với Việt Nam, để thực hiện tinh thần trên ngay lập tức thì chưa được, không khả thi.

Sáng 19.3, tại phòng họp Tân Trào – Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn trong chương trình Phiên họp thứ 22 dưới sự chủ trì của Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu. Đây là phiên chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên tại Phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thí điểm áp dụng hình thức “chất vấn - trả lời chất vấn” ngay.

Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, thực hiện Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, tại phiên chất vấn lần này trên cơ sở xem xét những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn 02 nhóm vấn đề để chất vấn và trả lời chất vấn.

Với tinh thần đổi mới, tại phiên chất vấn lần này Uỷ ban Thườngvụ Quốc hội thực hiện thí điểm việc “chất vấn và trả lời chất vấn ngay” (đại biểu Quốc hội nêu chất vấn ngắn gọn, rõ ý, không quá 01 phút/lần; người được chất vấn trả lời ngay câu hỏi của đại biểu Quốc hội, thời gian không quá 03 phút/lần).

Trường hợp đại biểu Quốc hội chưa thỏa mãn với câu trả lời thì có thể sử dụng bảng để đăng ký tranh luận; tuy nhiên thời gian hỏi và trả lời khi tranh luận ngắn hơn quy định nêu trên. Sau hoạt động chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết hoặc kết luận làm cơ sở để giám sát việc thực hiện.

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội đề cập đến việcxử lý đối với hành vi kê khai không trung thực, không giải trình được về tài sản, thu nhập tăng thêm một cách hợp lý được đề cập trong dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

Trả lời chất vấn vấn đề này, Bộ trường Bộ Tư pháp giải thích, đây là dự án luật rất khó. Cho đến bây giờ, việc xem xét để trình ra Quốc hội kỳ họp tới đây cũng có những ý kiến khác nhau. Nhất là về vấn đề xử lý tài sản tham nhũng, có ý kiến đề xuất là với tài sản bất minh, không giải trình được nguồn gốc thì đánh thuế 45%.

“Đây là quan điểm của Chính phủ và với tư cách một thành viên của Chính phủ, tôi tuân thủ việc này. Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận thì chúng tôi có ý kiến bổ sung”, ông Long nói.

Theo tinh thần của Công ước Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng, phần thu nhập, tài sản chứng minh được thì không sao, còn nếukhông chứng minh được sẽ tịch thu hoặc xử lý hình sự. Ví dụ như Trung Quốc là tịch thu và hình sự ngay.

"Với Việt Nam, để thực hiện tinh thần trên ngay lập tức thì chưa được, không khả thi, nên quan điểm của Bộ Tư pháp là đối với tài sản không chứng minh được nguồn gốc, phải thực hiện trình tự tố tụng tư pháp dân sự, đưa ra toà xem xét giống như đưa ra toà các trường hợp chiếm hữu tài sản không có căn cứ", ông Long nói.

Đề cập đến việc các dự án luật được trình quá chậm so với quy định, có vấn đề về chất lượng, đẩy cơ quan thẩm tra vào tình thế khó khăn, Bộ trưởng Long cho biết, các bộ trưởng, trưởng ngành phải là người trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và chịu trách nhiệm về việc trình đúng thời hạn, đảm bảo tiến độ và chất lượng các dự thảo luật.

"Xét về nhiệm vụ chính trị, Bộ trưởng, trưởng ngành không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ trong công tác xây dựng pháp luật cũng là căn cứ để lấy phiếu tín nhiệm", Bộ trưởng Tư pháp nhấn mạnh.

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Văn Hiển về tiến độ xây dựng các luật, ông Long cho biết đã thực hiện khá nghiêm túc Nghị quyết của UB Thường vụ Quốc hội về thi hành Hiến pháp 2013.

“Cho đến giờ, công tác ban hành luật để thi hành Hiến pháp 2013 cơ bản đáp ứng yêu cầu”, ông Long nói.

Theo Bộ trưởng, kế hoạch Thường vụ đặt ra là sửa đổi bổ sung, ban hành mới 89 Luật, pháp lệnh. Theo thống kê của Bộ tư pháp, quốc hội đã ban hành được 64/89 luật. Còn một số luật, pháp lệnh được liệt kê trong danh mục chưa làm được, chủ yếu tập trung ở lĩnh vực về quyền con người, quyền công dân.

Ông Long cho hay, Luật Biểu tình thì Chính phủ khóa 13 đã xem xét nhưng quyết định chưa trình Quốc hội. Lý do là tinh thần của Luật Biểu tình phải làm sao đảm bảo được việc biểu tình trong trật tự của công dân. Như dự thảo trước thì vẫn thiên về hướng bảo vệ.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Tư pháp: Tài sản bất minh phải đưa ra tòa