"Chúng ta không thể trông chờ vào việc tăng lương hay tăng đầu tư, tăng phụ cấp cho hệ y tế dự phòng mà cần phải tự nỗ lực, tìm cách khai thác nguồn thu từ các dịch vụ khác để nâng cao thu nhập cho cán bộ, nhân viên y tế, hướng đến tự chủ tài chính".

Bộ trưởng Tiến: Hệ y tế dự phòng phải tự tìm cách để tăng thu nhập

Hồ Quang | 18/02/2017, 08:26

"Chúng ta không thể trông chờ vào việc tăng lương hay tăng đầu tư, tăng phụ cấp cho hệ y tế dự phòng mà cần phải tự nỗ lực, tìm cách khai thác nguồn thu từ các dịch vụ khác để nâng cao thu nhập cho cán bộ, nhân viên y tế, hướng đến tự chủ tài chính".

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhấn mạnh như thế tại buổi làm việc với các đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng về định hướng đổi mới và phát triển giai đoạn 2017-2020 vào chiều 17.2.

Kêu gọi sự hỗ trợ thêm từ Nhà nước

Theo báo cáo của các đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng như: Viện Pasteur TP.HCM, Viện y tế công cộng TP.HCM, Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng TP.HCM, Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM thì nguồn thu dịch vụ của các đơn vị trên còn rất hạn chế, chủ yếu là từ tiêm chủng; còn lại phải dựa vào ngân sách nhà nước nên thu nhập của cán bộ, nhân viên còn thấp.

Trong số 4 đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng trên thì Viện Pasteur TP.HCMlà đơn vị có thu nhập cao nhất, thu nhập bình quân trong năm 2016 của đơn vị này là khoảng 17 triệu đồng/người/ tháng.

Theo PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, ngoài tiền lương do ngân sách nhà nước cấp thì cán bộ, nhân viên của Viện còn có thu nhập tăng thêm từ hoạt động các dịch vụ. Trong năm 2016 vừa qua, thu nhập tăng thêm bình quân của Viện thấp nhất là 7.502.000 đồng/người, cao nhất là 16.951.800 đồng/người. Như vậy trong năm qua thu nhập bình quâncủa người lao động ở Viện là 16,7 triệu đồng.

Tuy nhiên, với mức thu như hiện nay, ông Lân cho rằng Viện chưa đủ khả năng chuyển sang tự chủ hoàn toàn kinh phí hoạt động thường xuyên vì doanh thu và mức lợi nhuận trước thuếchưa đảm bảo ổn định đời sống cán bộ.

Với mức bù kinh phí hoạt động thường xuyên là 31 tỉđồng, chi thu nhập tăng thêm bằng 3 lần lương phụ cấp chức vụ ước tính khoảng 47 tỉđồng, trích nộp các quỹ và thực hiện nghĩa vụ nhà nước thì ước tính lợi nhuận trước thuế hàng năm phải duy trì thấp nhấp là khoảng 100 tỉđồng, ước tính doanh thu phải 500 tỉđồng với điều kiện ổn định về chi phí mới đảm bảo được đời sống cho cán bộ và người lao động.

“Dù những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của Viện có tăng trưởng nhưng với 2 nhiệm vụ chuyên mônlà kiểm soát bệnh tật và nghiên cứu khoa học nên Viện rất cần sự quan tâm đầu tư, cấp ngân sách nhà nước để duy trìhoạt động thường xuyên”, ông Lân chia sẻ.

Trong khi đó, theo bác sĩ Nguyễn Trí Dũng,Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM thì định chế tài chính hiện nay của trung tâm còn thấp, không phù hợp với thực tế, khó thuê mướn nhân lực, vật lực tham gia các hoạt động phòng chống dịch, chương trình sức khỏe sinh sản... nên mong muốn được đầu tư, hỗ trợ thêm kinh phí để hoạt động.

Do một số đơn vị y tế ở hệ điều trị tự chủ tài chính nên hiện nay TP.HCM còn dôi dư một lượng lớn ngân sách đầu tư cho y tế, ông Dũng mong muốn Bộ Y tế có thể tác động để TP chuyển nguồn vốn đó đầu tư cho hệ y tế dự phòng.

Phải tự tìm cách để tăng thu nhập

Bộ trưởng Bộ Ytế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng trong tình hình hiện nay các đơn vị hệy tế dự phòng phải nghĩ ra cách để tăng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ, chứ không thể trông đợi mãi vào ngân sách nhà nước.

“Chúng ta không thể trông chờ vào việc tăng lương hay tăng đầu tư, tăng phụ cấp cho hệ y tế dự phòng mà cần phải tự nỗ lực, tìm cách khai thác nguồn thu từ các dịch vụ khác nhau để nâng cao thu nhập cho cán bộ, nhân viên y tế, hướng đến tự chủ tài chính”, bà Tiến nhấn mạnh.

Theo bà Tiến, hiện nay hệ y tế dự phòng chưa có sự đổi mới. Trong khi đó, đối với khối khám chữa bệnh đã có nhiều sự đổi mới về phong cách phục vụ, cơ chế tài chính, về tư duy đầu tư, từ đó đem lại sự hài lòng của người bệnh… Vì vậy, hệ y tế dự phòng cần có sự thay đổi toàn diện cả về cơ chế tài chính, phương cách hoạt động, cơ sở hạ tầng đầu tư.

“Các đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng phải xây dựng cơ chế đổi mới, đẩy mạnh việc xã hội hóa, mở rộng dịch vụ để tăng cường hợp tác công -tư”, bà Tiến đề nghị.

Bộ trưởng Tiến cho hay, trong thời gian tới Bộ Y tế sẽ đưa hoạt động tiêm chủng vào bảo hiểm y tế. Ngay cả tiêm chủng mở rộng cũng sẽ đưa vào bảo hiểm y tế vì sau này nguồn vắc xin tiêm chủng mở rộng không còn được trợ giá sẽ bị thiếu hụt vắc xin.

“Khi đưa hoạt động tiêm chủng vào bảo hiểm y tế sẽ tăng lượng người đến tiêm chủng, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của cán bộ, nhân viên y tế”, bà Tiến nói.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Tiến: Hệ y tế dự phòng phải tự tìm cách để tăng thu nhập