Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng khi so sánh thuế suất của một số sắc thuế cơ bản, thì các quy định của Việt Nam cũng ở mức trung bình thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Bộ trưởng Tài chính: Thuế Việt Nam ở mức trung bình thấp so với thế giới

Trí Lâm | 02/11/2017, 05:26

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng khi so sánh thuế suất của một số sắc thuế cơ bản, thì các quy định của Việt Nam cũng ở mức trung bình thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Báo cáo tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết tổng số nợ thuế đến ngày 30.9.2017 là 73,9 nghìn tỉ đồng. Trong đó, nợ thuế có khả năng thu nợ thuế đến 90 ngày và trên 90 ngày theo quy định là 27.648 tỉ đồng, chiếm 37,4% tổng số tiền thuế nợ; Tiền phạt vi phạm hành chính về thuế và tiền chậm nộp 0,03%/ngày là 18.061 tỉ đồng, chiếm 24,4%.

Về vấn đề chi ngân sách, Nhà nước sẽ tăng tỷ trọng thu nội địa lên 84% vào năm 2020. Chi thường xuyên đã giảm xuống, chi cho con người sẽ tiết kiệm hơn. Chính phủ cũng đang quyết liệt kiểm soát bội chi, giảm trái phiếu chính phủ chưa phân khai. Chính phủ sẽ giữ bội chi dưới 3,5%. Bộ trưởng cho rằng gần 10 năm gần đây mới kiểm soát được bội chi. Số vay, số bội chi đã được kiểm soát.

Mục tiêu đến 2019, số bội chi sẽ giảm sẽ là 3,6%, đến năm 2020 sẽ là 3,4%. Nợ công đến 2018 ở mức khoảng 63,9% GDP, nằm trong giới hạn cho phép.

Đề cập đến tỷ lệ thu thuế của Việt Nam, Bộ trưởng Dũng cho rằng khi so sánh thuế suất của một số sắc thuế cơ bản, thì các quy định của Việt Nam cũng ở mức trung bình thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa, trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp miễn, giảm, giãn thuế nhanh và mạnh hơn so với lộ trình đã dự kiến nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nuôi dưỡng nguồn thu.

“Khi so sánh với các nước thì chúng ta phải đặt trong bối cảnh cùng tiêu chí, vì số thu ngân sách nhiều nước thường là số thu của trung ương, trong khi Việt Nam lại lồng ghép 4 cấp: trung ương, tỉnh, huyện, xã...”, ông Dũng nói thêm.

Bộ trưởng cũng cho biết, việc điều chỉnh chính sách cộng với sự sụt giảm nhanh thu từ dầu thô và hoạt động xuất nhập khẩu, nên tỷ lệ huy động ngân sách Nhà nước (NSNN)từ thuế, phí có xu hướng giảm nhanh. Dự toán năm 2018 là 19,7%GDP, giảm so với năm 2017 (20,1%) và không đạt mục tiêu đề ra cho giai đoạn 2016 - 2020 là tỷ lệ huy động từ thuế, phí khoảng 21%GDP.

"Huy động ngân sách của Việt Nam cũng không phải quá cao. Huy động vào NSNN là 23,8% GDP, từ thuế và phí có 19,7%. Trong khi đó, tỷ trọng các nước liên minh châu Âu là 44,3% GDP, châu Á 27,5%, Ấn Độ 21,3%, Thái Lan trên 24%...", Bộ trưởng dẫn thêm số liệu cho biết.

Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu quốc hội có ý kiến về thu NSNNvà đặt ra một loạt câu hỏi: Tăng trưởng GDP đạt 6,7% nhưng tại sao NSNN chỉ tăng thu 2,3% so với dự toán? Vì sao tăng trưởng GDP cải thiện nhưng quy mô thu NSNN tính trên GDP giảm…

Lý giải điều này, Bộ trưởng Dũng cho rằng về bản chất, NSNN là thước đo quan trọng phản ánh sự phát triển và hiệu quả của nền kinh tế. Kết quả thu NSNN chịu ảnh hưởng cả từ yếu tố tích cực và hạn chế, yếu kém của nền kinh tế. Trong điều kiện tăng trưởng kinh tế, lạm phát đạt kế hoạch thì thu ngân sách vượt 2,3% là tích cực.

Bên cạnh đó, giải thích việc tổng thể thu NSNN vượt nhưng thu từ 3 khu vực chính làkinh tế nhà nước, doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chưa đạt 100%, Bộ trưởng cho rằng có nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Nguyên nhân khách quan là do dự toán giao rất cao, so với năm 2016, cao hơn nhiều so với GDP và lạm phát cộng lại. Nên dù không đạt nhưng đây là mức tích cực. Tăng trưởng kinh tế có khởi sắc nhưng còn gặp nhiều khó khăn.

Theo Bộ trưởng, một số tập đoàn, tổng công ty lớn vẫn còn khó khăn. Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ô tô, khai khoáng... rất khó khăn. Samsung và Formosa có phát triển nhưng thu lại không được nhiều do đang được hưởng ưu đãi.

Về thu ngân sách từ dầu thô, ông Dũng cho biết do giới hạn sản lượng và giá dầu có xu hướng ở mức ổn định thấp nên trong năm 2017, dự toán thu dầu thô chỉ chiếm 3,2%, trên cơ sở sản lượng 12,28 triệu tấn và giá 50 USD/thùng.

“Đánh giá thu dầu thô năm 2017 tăng khoảng 5,2 nghìn tỉ đồng so với dự toán, trong đódo sản lượng tăng thêm 1 triệu tấn (thêm khoảng 3,3 nghìn tỉđồng) và giá bán tăng, nhưng tổng số thu từ dầu thô năm nay chỉ chiếm 3,5% tổng thu cân đối, bằng khoảng 1/2 số thu thuế thu nhập cá nhân”, Bộ trưởng Dũng cho biết.

Hoài Phong
Bài liên quan
Hà Nội thí điểm Chatbot AI - Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
Cục Thuế TP.Hà Nội áp dụng thí điểm ứng dụng Chatbot AI - Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Tài chính: Thuế Việt Nam ở mức trung bình thấp so với thế giới