Bộ trưởng Quốc phòng Jaroslav Naď thông báo rằng đằng nào tổ hợp tên lửa S-300 được trao cho Ukraine cũng do người Nga bảo dưỡng, vì vậy chúng sẽ không thể sử dụng được sau vài năm tới.

Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia: Tổ hợp tên lửa S-300 trao cho Ukraine sắp hết thời hạn bảo dưỡng

Anh Tú | 09/04/2022, 08:45

Bộ trưởng Quốc phòng Jaroslav Naď thông báo rằng đằng nào tổ hợp tên lửa S-300 được trao cho Ukraine cũng do người Nga bảo dưỡng, vì vậy chúng sẽ không thể sử dụng được sau vài năm tới.

Thủ tướng Heger đã đến Kyiv cùng với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen vào chiều thứ sáu. Trong một cảnh quay trên chuyến tàu tới thủ đô Ukraine được livestream trên facebook, Thủ tướng Heger thông báo rằng Slovakia sẽ chuyển giao Ukraine tên lửa phòng không tầm xa S-300.

Heger cho biết động thái này được thực hiện vì Kyiv đã yêu cầu Slovakia giúp Ukraine tự vệ trước cuộc tiến của Nga, đồng thời nói rằng "Đó là một quyết định có trách nhiệm". Thủ tướng nói thêm rằng Slovakia ủng hộ hòa bình, tự do và bảo vệ nhân quyền, và hệ thống vũ khí được chuyển giao chỉ dành cho mục đích phòng thủ. Ông tin tưởng rằng điều này sẽ cứu sống những người vô tội bị ảnh hưởng bởi chiến dịch quân sự của Tổng thống Nga Putin. Heger nhấn mạnh rằng việc bàn giao hệ thống tên lửa không có nghĩa là Slovakia đã tham chiến ở Ukraine.

Tổng thống Zuzana Caputová cho biết về việc viện trợ tổ hợp tên lửa S-300 cho Ukraine, sẽ giúp giảm thiểu số thương vong dân sự. Theo nguyên thủ Slovakia, nếu Nga có cùng hành động như họ đã làm từ trước đến nay ở Bucsa, Mariupol và Borogyianka, thì việc Slovakia giúp Ukraine tự vệ là đúng đắn.

Hệ thống phòng không S-300 có khả năng tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình và máy bay không người lái ở khoảng cách 75-90 km và độ cao 27 km tính từ điểm phóng tên lửa. Điều này khiến nó trở thành một hệ thống tên lửa phòng không tầm xa. Loại vũ khí do Liên Xô sản xuất này được chuyển giao cho Tiệp Khắc vào năm 1987.

Hệ thống ban đầu được đóng ở Nitra, được cấu thành từ một số phương tiện vận tải, đơn vị chỉ huy, phương tiện được trang bị radar, bệ phóng... với 48 tên lửa đã được hiện đại hóa phần nào

Thủ tướng Heger cũng phát biểu trên chuyến tàu tới Kyiv rằng sức mạnh phòng không của Slovakia vẫn được duy trì sau khi bàn giao S-300 và các đồng minh của Bratislava hiện đang tăng cường bảo vệ không phận của Slovakia bằng các hệ thống chống tên lửa mới.

Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ sự cảm ơn chính phủ Slovakia đã cung cấp hệ thống phòng không S-300 cho Ukraine bởi đây cũng là nội dung mà Tổng thống Ukraine Zelenskiy đã đích thân trao đổi với ông trong các cuộc trò chuyện của hai bên. Để thực hiện việc chuyển giao này và đảm bảo an ninh liên tục của Slovakia, Mỹ sẽ thiết lập lại một hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ cho Slovakia.

Tổ hợp phòng không S-300 có khả năng bắn hạ tên lửa hành trình và máy bay phản lực quân sự. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng cho biết hệ thống này sẽ cung cấp một khả năng phòng thủ đặc biệt cho Ukraine trong những ngày tới. 

Ngay sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Jaroslav Naď thông báo rằng đằng nào tổ hợp S-300 được trao cho Ukraine cũng do người Nga bảo dưỡng, vì vậy chúng sẽ không thể sử dụng được trong vòng vài năm tới. Tuy nhiên, trước mắt thì hệ thống này giúp Ukraine tăng cường khả năng phòng không. Loại vũ khí này cũng đã được chính quy hóa trong quân đội Ukraine, vì vậy các binh sĩ Ukraine có thể chuẩn bị sẵn sàng để sử dụng nó.

Do chuẩn bị sài hàng hết date, Bộ trưởng Nad hài lòng khi Mỹ sẽ gửi tên lửa Patriot tới Slovakia. “Tổ hợp hành trình PAC thứ 4 phiên bản hiện đại nhất của tên lửa Patriot giúp nâng tiềm năng phòng thủ cao không kém so với S-300 cũ được sản xuất năm 1987”, Bộ trưởng Nad phấn khởi.

Theo ông Jaroslav Naď, gần đây, tên lửa Patriot của Quân đội Đức và Hà Lan cũng đã đến Slovakia. Đó là một hệ thống thực sự tiên tiến, có lẽ được minh họa rõ nhất bằng thực tế là Hàn Quốc đang tự bảo vệ mình trước Triều Tiên bằng các thiết bị tương tự.

Tuy nhiên,  ông nhấn mạnh rằng Slovakia dù chuyển giao hệ thống vũ khí của mình nhưng không hề có ý định tham chiến.

Phương Tây xem nỗ lực viện trợ Ukraine là minh chứng cho sự đoàn kết, nhưng trong mắt Nga, đây được cho là sự can thiệp “trá hình”. Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo những nước cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine sẽ phải chịu trách nhiệm nếu những vũ khí này được sử dụng trong quá trình Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine. Nga tuyên bố các lực lượng của nước này có thể tấn công nhằm vào các lô vũ khí mà phương Tây viện trợ cho Ukraine.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia: Tổ hợp tên lửa S-300 trao cho Ukraine sắp hết thời hạn bảo dưỡng