Bộ GD-ĐT sẽ chấn chỉnh việc các trường lạm dụng ép phụ huynh mua sách tham khảo.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải trình với Quốc hội về sách giáo khoa lớp 1

Dạ Thảo | 26/10/2020, 08:19

Bộ GD-ĐT sẽ chấn chỉnh việc các trường lạm dụng ép phụ huynh mua sách tham khảo.

Trong báo cáo giải trình với Quốc hội về những lùm xùm xung quanh SGK lớp 1, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thừa nhận có việc ép phụ huynh mua sách tham khảo và giá SGK cao hơn so với bộ cũ.

Về vấn đề chung, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ giải trình 3 nội dung chính: giá sách giáo khoa (SGK) mới đắt hơn, có tình trạng ép học sinh mua sách tham khảo và chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 nặng.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng đây là lần đầu tiên thực hiện chủ trương một chương trình giáo dục phổ thông có một số SGK cho mỗi môn học, xã hội hóa việc biên soạn SGK 1. Việc có nhiều bộ SGK đã tạo thuận lợi cho giáo viên, học sinh lựa chọn và khắc phục tình trạng "độc quyền" SGK như trước đây. 

1225545143644628747989974507118814053086615n-16035447872761344520865.jpg
Bộ sách Cánh diều đang là tâm điểm tranh cãi của dư luận khi liên tục xuất hiện "sạn" ở mỗi bài học

Về việc “ép” học sinh mua sách tham khảo, Bộ GD-ĐT cho biết, để quản lý, sử dụng sách tham khảo đúng mục tiêu giáo dục, bảo đảm hiệu quả, không gây áp lực, quá tải đối với học sinh, Bộ đã có quy định giáo viên không được sử dụng sách tham khảo để dạy học và kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu của chương trình. Các trường không được "ép" học sinh mua sách tham khảo dưới bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên, một số nhà trường ở một số địa phương vẫn để xảy ra tình trạng giáo viên lập danh mục sách tham khảo kèm theo SGK gửi cho cha mẹ học sinh để đăng ký mua "tự nguyện", gây băn khoăn trong dư luận. Để tăng cường hơn nữa các quy định về việc sử dụng sách tham khảo trong dạy học ở các nhà trường, Bộ GD-ĐT đang rà soát, chỉnh sửa Thông tư 21 để quản lý chặt chẽ hơn, trong đó nghiêm cấm việc "ép" học sinh mua sách tham khảo dưới bất kỳ hình thức nào và có chế tài mạnh hơn đối với các trường hợp vi phạm.

Liên quan đến vấn đề SGK môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều có những điểm chưa phù hợp, Bộ trưởng GD-ĐT đã yêu cầu Hội đồng thẩm định quốc gia rà soát, kiểm tra, kết luận cụ thể các nội dung theo phản ánh, báo cáo Bộ trưởng. Hội đồng thẩm định đã đề nghị tác giả khi chọn văn bản thay thế không sử dụng truyện ngụ ngôn hoặc các đoạn/bài “đa nghĩa” mà nên lựa chọn đoạn/bài trong kho tàng Văn học Việt Nam.

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.HCM và tác giả khẩn trương xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính để kịp thời, thuận lợi cho giáo viên tổ chức hoạt động dạy học. “Mặc dù việc chỉnh sửa, hiệu đính SGK vẫn thường xuyên được thực hiện, tuy nhiên để xảy ra bức xúc trong dư luận xã hội về sách Tiếng Việt 1 của bộ sách Cánh diều có trách nhiệm của Bộ GD-ĐT, Hội đồng thẩm định và tác giả” - báo cáo nêu.

Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình xã hội hoá việc biên soạn, phát hành SGK lớp 1, tiếp tục chỉ đạo việc biên soạn, thẩm định SGK lớp 2 đến lớp 12, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình quy định, đồng thời hoàn thiện quy trình, chính sách biên soạn SGK phổ thông.

Bài liên quan
Bộ GD-ĐT dự kiến siết xét tuyển đại học bằng học bạ
Ngày 22.11, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó, có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải trình với Quốc hội về sách giáo khoa lớp 1