Chính phủ New Zealand vừa cử một bộ trưởng, 3 chó nghiệp vụ, 10 nhân viên kiểm lâm và quân binh đến quần đảo Antipodes hẻo lánh ở Nam Cực để kiểm tra kết quả chiến dịch săn-diệt “lũ chuột triệu đô” ăn hại.

Bộ trưởng New Zealand đổ bộ đảo hoang trong chiến dịch diệt chuột ‘triệu đô’

Trần Trí | 20/02/2018, 15:15

Chính phủ New Zealand vừa cử một bộ trưởng, 3 chó nghiệp vụ, 10 nhân viên kiểm lâm và quân binh đến quần đảo Antipodes hẻo lánh ở Nam Cực để kiểm tra kết quả chiến dịch săn-diệt “lũ chuột triệu đô” ăn hại.

Quần đảo Antipodes không người ở cách New Zealand 760 km về phía đông namđược chọn là một địa chỉ Di sản thế giới của UNESCO. Quần đảo này lànơi ở của đàn chuột 200.000 con, được cho là do các thủy thủ đem đến từhơn 100 năm trước. Bọn chuột này là loài động vật có vú ăn hại duy nhất của quần đảo. Chúng ăn sống chim hải âu non, tàn phá thảm thực vật và đe dọa cuộc sống của những loài côn trùng hiếm.

Bọn chuột được gọi là “lũ chuột triệu đô”, vì trong nỗ lực tiêu diệt chúng hồi hai năm trước, chính phủ New Zealand quyết định quyên góp 1 triệu đô-la New Zealand (526.000 bảng Anh) để tiến hành chiến dịch truy diệt rầm rộ này.

Tháng 6.2016, hai trực thăng đổ 65 tấn thuốc diệt chuột có hương vị ngũ cốc xuống quần đảo có tổng diện tích 2.045 hectare. Trên quần đảo có 13 nhân viên trải qua 75 ngày để diệt khoảng 200.000 con chuột.

Nay, đoàn giám sát đầu tiên của New Zealand xuất phát trên tàu chiến Wellington, và sẽ tiến hành 3 tuần săn tìm chuột trên quần đảo Antipodes, nhằm kiểm tra dự án triệu đô có đạt thành công hay không.

Bộ trưởng Bảo tồn di sản Eugenie Sage là trưởng đoàn, nói chuyến phiêu lưu này phấn khích nhưng cũng đau đầuvì không bao giờ có thể đảm bảo sự thành công, và việc tiêu diệt 200.000 con chuột trên một vùng hoang dã rộng lớn và hẻo lánh là một thách thức lớn, không thể xem thuờng.

Bộ trưởng Sage nói: “Nếu có con chuột nào sống sót, thì chúng sẽ lại đẻ nhiều. Cộng đồng quốc tế sẽ theo dõi kỹ chuyến đi của chúng tôi”.

Ông Stephen Horn, một quan chức Bộ Bảo tồn môi trường New Zealand nói: thách thức đầu tiên của đoàn là lên được quần đảo hoang. Đoàn sẽ phải leo qua những chỏm đá cao 18 m mới có thể đến chỗ dựng lều.

Ông Horn nói: “Lũ chuột gây hại lớn cho nhiều chủng loài. Vẻ đẹp của quần đảo hạ Nam cực không xa New Zealand qua dòng thời gian đã phát triển nhiều chủng loài độc đáo. Đó là những chủng loài hiếm, bị đe dọa tuyệt chủng mà chúng tôi muốn bảo vệ”.

Bích Ngọc (theo Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng New Zealand đổ bộ đảo hoang trong chiến dịch diệt chuột ‘triệu đô’