Tại Hội nghị Giám đốc các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) toàn quốc do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 6.12, các địa phương đều mong muốn sớm có chính sách thống nhất về quản lý và phân cấp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp – GDTX.
Giáo dục

Bộ trưởng GD-ĐT: Giáo dục thường xuyên cần điều chỉnh để đổi mới

Thuỷ Long 21:58 06/12/2024

Tại Hội nghị Giám đốc các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) toàn quốc do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 6.12, các địa phương đều mong muốn sớm có chính sách thống nhất về quản lý và phân cấp đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp – GDTX.

Luật Giáo dục 2019 và các văn bản dưới luật đã định vị hệ thống giáo dục là hệ thống mở, liên thông gồm chính quy và thường xuyên. GDTX là thành phần của hệ thống giáo dục, trong đó có các thiết chế và cơ sở GDTX.

Thực hiện chương trình GDPT 2018, GDTX cũng đồng bộ triển khai thực hiện các nội dung theo tinh thần của Nghị quyết 29/NQ/TW. Bên cạnh đó, chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu người học và các chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp được Bộ GD-ĐT ban hành đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời của người dân.

img-0530.jpg
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Vụ trưởng Vụ GDTX, Bộ GD-ĐT Hoàng Đức Minh cho biết, các trung tâm không chỉ cung cấp cơ hội học tập cho mọi đối tượng mà còn giúp nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, tạo ra môi trường học tập suốt đời, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội.

Tuy nhiên, chất lượng giáo dục tại các trung tâm chưa đồng đều; cơ sở vật chất và trang thiết bị còn thiếu thốn; khả năng cập nhật và ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế; một số địa phương còn thiếu cơ chế giám sát, kiểm tra chất lượng giảng dạy và học tập hiệu quả…

Ông Nguyễn Quang Tuấn - Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã có nhiều cơ chế chính sách để gỡ khó cho GDTX, tạo thuận lợi cho các địa phương, tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc như: Hiện nay các trung tâm thừa giáo viên dạy nghề do chương trình GDPT 2018 không còn chương trình dạy nghề; nhu cầu học tập lớn nhưng việc phân cấp thì đầu tư chưa được tập trung; nhiều trung tâm không có biên chế giáo viên do chưa có quy định cụ thể.

Tại hội nghị, lãnh đạo các sở GD-ĐT, giám đốc các trung tâm GDTX mong muốn cần có sự liên kết giữa các trung tâm GDTX với các trường cao đẳng , dạy nghề; chế độ tuyển dụng, chính sách cho cán bộ, giáo viên GDTX…

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định vai trò lịch sử của GDTX trong quá khứ, đó là lịch sử dài, vẻ vang và có đóng góp to lớn cho đất nước; từ phong trào xoá mù chữ, bình dân học vụ ngay khi đất nước giành độc lập, tới hình thành các trường bổ túc văn hóa và sau đó là hệ thống GDTX.

Xã hội càng phát triển, nhu cầu học tập càng đa dạng thì vị trí của GDTX càng trở nên quan trọng. Do đó, các trung tâm cần điều chỉnh về nhận thức về công việc của mình. Từ bộ, sở, đến các trung tâm cần có kế hoạch để đổi mới mảng hoạt động này, để cung cấp nguồn nhân lực trong tương lai.

Khẳng định hệ thống GDTX có rất nhiều việc phải làm trong thời gian tới, Bộ trưởng Sơn nhấn mạnh vai trò nòng cốt của GDTX trong rất nhiều lĩnh vực. Trong quá khứ, GDTX đã làm nòng cốt cho phong trào bình dân học vụ, xóa mù chữ. Hiện nay, GDTX cần làm nòng cốt cho việc xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

Hệ thống các trung tâm GDTX, hoạt động GDTX phải là nòng cốt, là chỗ dựa cho hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng; là nòng cốt thực hiện phong trào bình dân học vụ mới là "xóa mù số". Cùng với đó, GDTX là nòng cốt, cùng toàn bộ hệ thống giáo dục tích cực triển khai Kết luận số 91 của Bộ Chính trị, từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học.

“Rất mong các đồng chí lãnh đạo sở, lãnh đạo các trung tâm GDTX, GDNN-GDTX chủ động đề xuất chính sách, mô hình, mạnh dạn đổi mới, thí điểm đổi mới. GDTX cần điều chỉnh tâm thế, tư duy, cách làm, bắt tay chuẩn bị cho giai đoạn đổi mới sắp tới”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Nghiên cứu triển khai tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ kéo dài tới Cà Mau
11 giờ trước Sự kiện
Sáng 15.12, khi tiếp xúc cử tri TP.Cần Thơ, Thủ tướng Phạm minh chính cho biết, cùng với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam từ Hà Nội vào TP.HCM, Chính phủ và các cơ quan chuyên môn đang nghiên cứu để triển khai tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ và kéo dài xuống tận Cà Mau.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng GD-ĐT: Giáo dục thường xuyên cần điều chỉnh để đổi mới