Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.

Bộ trưởng Công Thương: Làm hết trách nhiệm chứ không thờ ơ với tình trạng gian lận xuất xứ

Bùi Trí Lâm | 07/11/2019, 11:46

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.

Lo ngại gian lận xuất xứ

Đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) chất vấn thực trạng tăng trưởng đột biến của một số ngành hàng và đặt câu hỏi vềgian lận về xuất xứ,lừa dối người tiêu dùng. Đại biểu Diến phản ánh, dư luận cho rằngcác doanh nghiệp đầu tư làm ăn liên doanh liên kết với các doanh nghiệpcác nước đang bị Mỹ, EU trừng phạt thương mại sẽ lợi dụngthị trường Việt Nam để xuất khẩu. Điều này dẫn đến hệ lụyViệt Nam sẽ là nạn nhân bị các nước điều tra áp thuế chống phá giá và áp thuế tự vệ, làm thiệt hại trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn chân chính.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu rõ, để thực hiện cơ chế phòng vệ thương mại, hiện đã có danh mục 25 mặt hàng cảnh báo có nguy cơ có gian lận thương mại trong thương mại với Mỹ và các quốc gia khác.

“Tại sao chỉ có đưa ra 25 mặt hàng có nguy cơ này? Bởi chúng ta chưa có cơ sở, cần các cơ quan chức năng giám sát và kiểm tra thực tế trong các hoạt động thương mại quốc tế thì mới có thể phát hiện những hoạt động gian lận”, Bộ trưởng nói.

Cũng theo Bộ trưởng Tuấn Anh, việc ngăn chặn các hoạt động gian lận này ngay từ trong các hoạt động đầu tư là rất khó thực hiện để vừa đảm bảo môi trường đầu tư, vừa đảm bảo được hiệu quả trong chính sách về xử lý gian lận thương mại. Chính vì vậy, cần sự phối hợp và vào cuộc của các cơ quan chức năng để hướng dẫn cho các địa phương trong giám sát đầu tư.

“Việc lợi dụng, gian lận thương mại trong thương mại quốc tế đã có một số trường hợp, nguy cơ còn rất lớn, nguy cơ này đã hiện hữu. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Đề án 804 đưa ra hàng loạtbiện pháp khác, cũng như biện pháp phối hợp với các nước đối tác để kiểm soát. Chúng ta không bị động và đang triển khai quyết liệt”, Bộ trưởng Công Thương khẳng định.

Thừa nhận đã có hiện tượng mua sản phẩm hàng hóa nước ngoài dán mác Việt Nam, lắp ráp tại Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường trong nước, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng địnhđây là hành vi xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng, cũng như vi phạm Luật Tiêu chuẩn chất lượng đo lường, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

“Đây thực sự là hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại, làm hàng giả, hàng nhái. Chúng ta đang tổ chức đấu tranh rất kiên quyết chống lại những hiện tượng này”, ông Trần Tuấn Anh nói.

Báo cáo rõ hơn với Quốc hội, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, ngoài các văn bản và Nghị định 31 hướng dẫn về Luật Quản lý ngoại thương,còn có Nghị định 43 để quy định những nội dung điều chỉnh trong việc chứng nhận nhãn mác, ghi nhãn mác cũng như các hàng hóa sản phẩm lưu thông trong nước.

Tuy nhiên, Nghị định 43 giao trách nhiệm cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất tự kê khai và ghi nhãn mác hàng hóa cũng như phần xuất xứ hàng hóađể phục vụ cho lưu thông trong nước, thị trường trong nước. Chính vì vậy, trong một thời gian dài đã diễn ra bước đầu những hành vi có dấu hiệu gian lận thương mại và gian lận xuất xứ lừa dối người tiêu dùng.

"Chúng ta đã từng chứng kiến vụ Khaisilk trong một thời gian trước kia, cũng như sau này có những câu chuyện chưa rõ ràng trong hướng dẫn về ghi xuất xứ với hàm lượng như thế nào trong phần giá trị gia tăng của sản xuất nội địa, dẫn đến có vướng mắc cho một số doanh nghiệp,như của Asanzo"- Bộ trưởng Tuấn Anh dẫn chứng.

“Chúng tôi cũng nói luôn là không phải chúng tôi không quyết tâm hoặc không mong muốn làm cái này với sự quyết liệt của mình thực sự. Đây là vấn đề phức tạp, mới được hai tháng nay, ý kiến cũng rất đa dạng, nhiều chiều về nhiều khía cạnh kỹ thuật, đòi hỏi phải có sự cân nhắc. Chúng tôi cam kết với các đại biểu Quốc hội và cử tri là sẽ làm hết trách nhiệm, chứ không phải thiếu kiên quyết hoặc có thái độ vô cảm".

3 nguyên nhânkhông đạtmục tiêu công nghiệp hóa -hiện đại hóa

Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) chất vấn về nguyên nhân nước ta chưa đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chỉ ra 3 nguyên nhân:

Thứ nhất, là xuất phát điểm của Việt Nam quá thấp so với mặt bằng chung các nước trong khu vực từ 2-3 thế hệ công nghệ trong công nghiệp hóa.

Thứ hai, nước ta chưa xây dựng được hệ sinh thái khởi nghiệp cho các ngành sản xuất, nên môi trường thuận lợi cho các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, cơ khí… chưa có điều kiện phát triển đặc biệt.“Điều này cũng cho thấy sự quan tâm của xã hội còn hạn chế, điển hình như đào tạo nguồn nhân lực, rất ít sinh viên tham gia nghiên cứu và được đào tạo về công nghệ trong sản xuất”, Bộ trưởng nói.

Thứ ba, công nghiệp hóa đòi hỏi vốn đầu tư và trình độ công nghệ ở mức cao, do đó gây khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, nước ta cũng thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp này.

Bộ trưởng Bộ Công Thương thừa nhận nguyên nhân chủ quan đến từ công tác quản lý nhà nước, trong đó có sự thiếu đồng bộ của các bộngành và tâm lý thụ động của các doanh nghiệp.

Có bị “đồng hóa” thương hiệu từ M&A

Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) chất vấn việc mua bán và sáp nhập trong kinh tế thị trường (M&A). Ông cho rằng nếu không có tầm nhìn chiến lược phù hợp thì sẽ tạo hệ quả khó lường cho nền kinh tế. M&A hiện nay liệu có thất thoát tài sản vốn nhà nước khi thoái vốn cổ phần làm gia tăng tình trạng độc quyền thao túng thị trường, bị đồng hóathành thương hiệu của nhà đầu tư ngoại?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết“làn sóng” M&A là một hiện tượng phổ biến trong kinh doanhquốc tế hiện nay và cũng là một xu thế phát triển của các doanh nghiệp. Trên bình diện quốc tế, Việt Nam đã hội nhập, tham gia những luật chơi chung nên đây sẽ là một hiện tượng có tác dụng và hiệu quả tích cực cho Việt Nam, kể cả chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sau khi được M&A hoặc hoặc là cơ cấu lại.

“Những câu chuyện để tài sản bị thất thoát thông qua quá trình cổ phần hóado thực hiện không đúng quy định hoặc do việc chấp hành không nghiêm, thậm chí do những nguyên nhân không nắm vững cơ sở và quy định của luật pháp thì đây cũng là bài học kinh nghiệm rút ra để triển khai trong thời gian tới”, Bộ trưởng giải thích.

Nói về Sabeco hay những doanh nghiệp có thương hiệu lớn cần phải giữ, Bộ trưởng Tuấn Anh cho rằng điều này là đúng. Không phải là tiếp tục duy trì những thương hiệu của Việt Nam bằng cách duy trì vai trò của Nhà nước trong những doanh nghiệp này, nhưng có lẽ sẽ phải tính đến câu chuyện ưu tiên phát triển cho doanh nghiệp tư nhân như đã từng đề cập đến trong các nghị quyết trung ương để coi như đây là một động lực cho phát triển của đất nước.

“Quốc hội thông qua những chương trình cổ phần hóavà thoái vốn, nhất là các M&A, nhưng phải trên cơ sở của công khai, minh bạch và phù hợp với quy định của luật pháp. Đây cũng là định hướng lớn mà chúng tôi cho rằng các các cơ quan tham mưu của Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu, trong đó có Bộ Công Thương”, Bộ trưởng Tuấn Anh nói.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Công Thương: Làm hết trách nhiệm chứ không thờ ơ với tình trạng gian lận xuất xứ