Ngày 14.5, Tổ công tác số 5 của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc làm Tổ trưởng đã tới Đồng Nai, để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 ở các tỉnh phía nam.

Bộ trưởng Bộ Tài chính làm việc với một số tỉnh phía nam về giải ngân đầu tư công

Hồ Đông | 14/05/2023, 17:00

Ngày 14.5, Tổ công tác số 5 của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc làm Tổ trưởng đã tới Đồng Nai, để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 ở các tỉnh phía nam.

botaichinh.jpg
Tổ công tác Chính phủ nghe báo cáo về dự án Đầu tư xây dựng cầu Vàm Cái Sứt - Ảnh:  MOF

Tổ công tác số 5, có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn bình quân chung cả nước là: Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu.

5 địa phương khảo sát lần này, gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai. Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tuyến. Tại điểm cầu Kho bạc Nhà nước tỉnh Đồng Nai, dự và chủ trì hội nghị có Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai; các thành viên tổ công tác; đại diện một số sở, ngành, chủ đầu tư trên địa bàn; lãnh đạo một số đơn vị chức năng của Bộ Tài chính. Tại các điểm cầu, có sự tham dự của lãnh đạo các địa phương Bình Dương, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước lũy kế 3 tháng, ước thực hiện 4 tháng bình quân chung của cả nước đạt 15,66% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tuy nhiên có 3/12 địa phương nêu trên có số giải ngân thấp hơn bình quân chung cả nước: Đồng Nai (11,58%), Gia Lai (7,57%), Bình Dương (13,16%).

Thực tế tính đến đến 30.4.2023, 3 địa phương triển khai giải ngân được 3.212,7 tỉ đồng, đạt 11,34% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; ước 5 tháng năm 2023 giải ngân được 4.974,345 tỉ đồng, đạt 17,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cụ thể như sau: Tỉnh Đồng Nai đạt 10,85%, ước 5 tháng đạt 20,99%; Gia Lai đạt 335,256, ước 5 tháng đạt 12,74%; Bình Dương đạt 13,21%, ước 5 tháng đạt 16,03%.

Ngoài ra, theo báo cáo của các địa phương đều có các dự án chưa giải ngân hoặc số vốn đã giải ngân rất thấp (dưới 5% kế hoạch vốn năm 2023), chẳng hạn tỉnh Đồng Nai 20 dự án; tỉnh Gia Lai 17 dự án; tỉnh Bình Dương 19 dự án.

Theo báo cáo của 3 địa phương, nguyên nhân chậm giải ngân vốn liên quan đến Luật Đầu tư công, Luật Đất đai. Ngoài ra, việc điều chỉnh, bổ sung một số dự án phải thông qua HĐND các cấp (tại kỳ họp HĐND cuối năm kế hoạch để triển khai kế hoạch năm sau ngay sau kỳ họp của Quốc hội). Do đó, địa phương kiến nghị chấp thuận cho địa phương được phép điều chỉnh kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách địa phương trong năm kế hoạch.

Còn về tổ chức thực hiện, các địa phương cho rằng công tác giải phóng mặt bằng vẫn là vấn đề ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân vốn. Nguyên nhân được nêu là chính sách giá bồi thường hỗ trợ không phù hợp với thực tế; quy trình thủ tục phức tạp, qua nhiều bước, trong điều kiện thuận lợi cũng phải gần 1 năm mới tiến hành chi trả được cho người dân, bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công.

Ngoài ra, việc giải ngân chậm cũng do nguyên nhân những tháng đầu năm các chủ đầu tư thường đang tập trung thực hiện công tác đo vẽ, kiểm đếm, công bố thu hồi đất theo quy định về bồi thường hỗ trợ tái định cư, giải quyết những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng nên chưa bàn giao được mặt bằng cho nhà thầu thi công…

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Bộ Tài chính làm việc với một số tỉnh phía nam về giải ngân đầu tư công