Thừa nhận bộ sách giáo khoa đã và đang gây lãng phí tiền của xã hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết năm tới sẽ có các giải pháp cụ thể hơn nhằm hạn chế sự lãng phí.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhận trách nhiệm về việc SGK đang gây lãng phí

Hải Yến | 02/11/2018, 05:53

Thừa nhận bộ sách giáo khoa đã và đang gây lãng phí tiền của xã hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết năm tới sẽ có các giải pháp cụ thể hơn nhằm hạn chế sự lãng phí.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ đã có báo cáo tổng thể gửi các đại biểu Quốc hội về việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa. Với việc sử dụng sách giáo khoa như thời gian vừa qua thì sự lãng phí trong sử dụng là có thật. Nguyên nhân có nhiều song việc thiết kế sách còn có phần bài tập khiến cho học sinh phải viết, vẽ, làm bài tập vào trong sách, dẫn đến không sử dụng được nhiều lần, gây ra sự lãng phí.

Theo đó, trong sách đã có những hướng dẫn cho giáo viên và học sinh không làm bài tập vào sách cũng như có những đợt tập huấn cho giáo viên về vấn đề này để tránh lãng phí sách. Tuy nhiên, hiệu quả của sự hướng dẫn này vẫn còn hạn chế. "Với cương vị là Bộ trưởng, tôi xin nhận trách nhiệm về việc này", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Tới đây, việc thiết kế sách giáo khoa mới, Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các nhà xuất bản thiết kế phần bài tập trong sách theo hướng hạn chế viết trực tiếp, vẽ vào trong sách; đồng thời Bộ cũng yêu cầu các trường phát động phong trào giữ gìn sách giáo khoa.

Nói về sự lãng phí trong sử dụng sách giáo khoa, GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cho rằng nguyên nhân cơ bản nhất của sự lãng phí này chính là do cách chỉ đạo sử dụng sách giáo khoa và chương trình nhiều khi không ổn định. Do giảm tải, chỉnh sửa nên sách giáo khoa năm nay không dùng cho năm sau được.

"Tại sao sách giáo khoa của lớp trước lại không dùng được cho lớp học sinh sau trong khi như thế là rất tốt, rất tiết kiệm? Chúng ta đang quá lãng phí và sự lãng phí này đang đánh trực tiếp vào túi tiền của các phụ huynh"- GS Dong nhấn mạnh.

Còn với PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng bộ GD-ĐT khẳng định, đây là sự đại lãng phí, ông nhấn mạnh: “Hiện nay mỗi lớp có mười mấy môn học, đi kèm với đó là sách giáo khoa, sách bài tập, sách nâng cao... mỗi năm Nhà xuất bản bán ra lượng sách khổng lồ, nên việc in chung câu hỏi chứa phần giải đáp án trong sách giáo khoa cho học sinh làm là đại lãng phí.

Thực tế có nhiều cách để hạn chế sự lãng phí này, bộ GD-ĐT có thể cho in thêm một cuốn sách bài tập riêng. Ví dụ trong sách giáo khoa có 100 trang thì bài tập chỉ có 20 trang, hàng năm nếu có thay bài tập khác cũng giảm lãng phí đáng kể. Hoặc vẫn in câu hỏi trong sách giáo khoanhưng bài tập nên cho học sinh làm ra vở, như vậy cũng tiết kiệm rất nhiều".

Dạ Thảo
Bài liên quan
Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống lãng phí
Ngày 20.11, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì Hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.Hà Nội về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhận trách nhiệm về việc SGK đang gây lãng phí