Hôm qua 24.5, Bộ Thương mại Mỹ đưa ra đánh giá rằng sản phẩm lốp cho ô tô và xe tải nhẹ từ Việt Nam đang được trợ giá không công bằng do đồng tiền được định giá thấp.

Bộ Thương mại Mỹ vừa bật cảnh báo "vấn đề trợ giá" với lốp xe của Việt Nam

Anh Tú | 25/05/2021, 07:00

Hôm qua 24.5, Bộ Thương mại Mỹ đưa ra đánh giá rằng sản phẩm lốp cho ô tô và xe tải nhẹ từ Việt Nam đang được trợ giá không công bằng do đồng tiền được định giá thấp.

Theo Bộ thương mại Mỹ, lốp xe từ Việt Nam đang được trợ giá với tỷ lệ dao động từ 6,23% đến 7,89% thông qua việc quy đổi USD sang VNĐ với tỷ giá hối đoái được định giá thấp.

Trong cuộc điều tra của mình, Bộ Thương mại cho biết lốp xe xuất khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam đã bị bán phá giá ở mức thấp hơn thị trường tại Mỹ.

Tỷ lệ bán phá giá lốp xe từ Hàn Quốc lên tới 27%, từ Đài Loan lên tới 102%, từ Thái Lan lên tới 21% và từ Việt Nam lên tới 22%.

Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ năm 2020, nhập khẩu lốp ô tô và xe tải nhẹ của Mỹ trị giá khoảng 1,2 tỉ USD từ Hàn Quốc, 373 triệu USD từ Đài Loan, 2 tỉ USD từ Thái Lan và 470 triệu USD từ Việt Nam.

Tuần trước, Bộ Công Thương nước ta cũng cho biết đã nhận được thông tin việc Bộ Thương mại Mỹ chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá (CBPG) với sản phẩm mật ong có xuất xứ từ Argentina, Brazil, Ấn Độ, Ukraine và Việt Nam.

Nguyên đơn cáo buộc mật ong Việt Nam là Hiệp hội các nhà sản xuất mật ong Mỹ và Hiệp hội mật ong Sioux. Mặt hàng bị điều tra là mật ong thô được phân loại theo mã của Mỹ là 0409.00.0005, 0409.00.0035, 0409.00.0045, 0409.00.0056 và 0409.00.0065. Các doanh nghiệp cần kiểm tra đối chiếu với mã HS và mô tả sản phẩm của Mỹ khi xuất khẩu.

Còn về vấn đề liên quan đến tiền tệ, hồi giữa tháng 4, Bộ Tài chính Mỹ đã loại bỏ Việt Nam và Thụy Sĩ khỏi danh sách các quốc gia bị coi là thao túng tiền tệ, đảo ngược quyết định của chính quyền Donald Trump vào tháng 12 năm ngoái.

Bộ Tài chính Mỹ cho biết Việt Nam, Thụy Sĩ và Đài Loan sẽ phải chịu "cam kết tăng cường" đối với các vấn đề tiền tệ, một chỉ định thấp hơn và quan trọng là không dẫn đến các lệnh trừng phạt thương mại tức thì của Mỹ.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã khẳng định chính sách tiền tệ của Việt Nam không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng. Theo Ngân hàng Nhà nước, việc điều hành tỷ giá những năm qua nằm trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung, nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Lật ngược đánh giá hồi tháng 1

Theo quyết định áp thuế chống bán phá giá sơ bộ hồi tháng 1 của Bộ Thương mại Mỹ đối với lốp xe du lịch và xe tải nhẹ từ Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, và Việt Nam thì các nhà xuất khẩu lốp xe lớn của Việt Nam đã không bán phá giá lốp xe du lịch tại Mỹ.

Các nhà sản xuất đó gồm Sailun, Kenda Rubber, Bridgeston, Kumho Tire và Yokohama Rubber, chiếm 95,5% tổng kim ngạch xuất khẩu lốp xe của Việt Nam sang Mỹ vào năm 2019. Năm 2019, Mỹ nhập khẩu lốp xe trị giá gần 4 tỉ USD, trong đó nhập khẩu từ Việt Nam là 469,64 triệu USD.

Các quyết định khi ấy đã tạo ra lợi thế cho ngành trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc và Thái Lan. Ngành cao su cũng được hưởng lợi từ các quyết định này do một số lượng lớn các sản phẩm của nó được sử dụng để làm lốp xe.

Tuy nhiên, theo các quyết định thuế chống bán phá giá sơ bộ thờ điểm đó, các nhà xuất khẩu đã bán phá giá lốp xe du lịch tại Mỹ với mức từ 14,24 đến 38,07% đối với Hàn Quốc, 52,42 đến 98,44% đối với Đài Loan, 13,25 đến 22,21% đối với Thái Lan và 0 đến 22,30% cho Việt Nam.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Thương mại Mỹ vừa bật cảnh báo "vấn đề trợ giá" với lốp xe của Việt Nam