Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết việc Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa pháo binh cơ động HIMARS do Mỹ cung cấp đã tạo ra lợi thế trong cuộc chiến.

Bộ Quốc phòng Mỹ ‘lạc quan’ về kho vũ khí cung cấp cho Ukraine

Hoàng Vũ | 03/10/2022, 13:06

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết việc Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa pháo binh cơ động HIMARS do Mỹ cung cấp đã tạo ra lợi thế trong cuộc chiến.

Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine hồi tháng 2, Washington đã cung cấp cho Kyiv viện trợ nhân đạo và quân sự để tăng cường các nỗ lực phòng thủ. Viện trợ quân sự của Mỹ bao gồm Hệ thống Tên lửa Cơ động Cao M142 (HIMARS). HIMARS đã được ghi nhận là đã giúp Ukraine phòng thủ và phản công trước các đợt tấn công từ Nga.

Vào cuối tháng 5, khi quyết định cung cấp HIMARS cho Ukraine được đưa ra, Tổng thống Joe Biden nói với các phóng viên rằng “Chúng tôi sẽ không gửi đến Ukraine các hệ thống tên lửa có thể tấn công vào lãnh thổ Nga”.

Trong một cuộc phỏng vấn trên CNN hôm 2.10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã ca ngợi Kyiv đã sử dụng HIMARS là "cách đúng đắn" để tăng cường khả năng phòng thủ. “Việc Ukraine sử dụng HIMARS đã tạo ra lợi thế cho họ. Họ đã làm rất tốt để tận dụng các cơ hội. Họ đang tiến bộ”, Austin nói.

John Herbst, cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine và Uzbekistan, nói với Newsweek hôm 2.10 rằng việc Ukraine sử dụng HIMARS có ý nghĩa "quyết định" trong việc ngăn chặn cuộc tấn công của Nga, đồng thời cho phép họ tiến hành một cuộc phản công. Tuy nhiên, Herbst nói rằng Mỹ nên cung cấp cho Ukraine những vũ khí mạnh hơn mà các quan chức Ukraine yêu cầu.

"Tôi tin tưởng rằng nếu Mỹ cung cấp cho Ukraine hầu hết những gì họ yêu cầu - họ sẽ có thể lấy lại những gì đã mất, ngoại trừ Crimea”, ông nói và chỉ ra Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Lục quân (ATACMS), máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm F-16 và các loại tên lửa tầm xa là những vũ khí có thể giúp Ukraine hơn nữa.

Javed Ali, cựu quan chức chống khủng bố của Mỹ và là giáo sư tại Đại học Michigan (Mỹ), nhận định với Newsweek rằng việc Ukraine sử dụng HIMARS đã cho phép Ukraine phòng thủ trước "sức mạnh quân số" của Nga trên chiến trường. “Việc sử dụng HIMARS, kết hợp với các vũ khí và thiết bị khác do phương Tây cung cấp là một chiến lược quân sự mà phía Ukraine đang phát triển”, ông Ali cho biết.

Lầu Năm Góc (Bộ Quốc phòng Mỹ) tuần trước cũng đã công bố một gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 1,1 tỉ USD bao gồm tài trợ cho 18 HIMARS — gấp đôi số lượng các hệ thống mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine. Tuy nhiên, cho tới nay, Mỹ mới chỉ cung cấp “nhỏ giọt” hệ thống pháo phản lực HIMARS cho Ukraine mặc dù Kiyv tuyên bố cần tới 100 dàn pháo tương tự để phản công và thay đổi cục diện chiến trường.

Theo các chuyên gia, đã xuất hiện mối lo ngại tiềm tàng khác của Mỹ là nguy cơ cạn kiệt kho dự trữ nếu đáp ứng đề nghị của Ukraine. Năm 2020, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, nước này có khoảng 410 pháo HIMARS, nhưng Lầu Năm Góc từ chối đưa ra con số hiện tại. Người phát ngôn Jessica Maxwell cho biết việc dự trữ vũ khí là “vấn đề nội bộ của Bộ Quốc phòng”.

Bài liên quan
Bàn đàm phán gần kề: Ukraine có thể giữ được những gì?
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào năm 2022, tình hình khu vực và toàn cầu đã thay đổi sâu sắc. Cuộc chiến không chỉ định hình lại cục diện chính trị Đông Âu mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cường quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
một giờ trước Thị trường và chính sách
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Quốc phòng Mỹ ‘lạc quan’ về kho vũ khí cung cấp cho Ukraine