“Bệnh nhân” được ngâm trong bồn nước đá nhằm gây mê cho ca phẫu thuật sắp tới. Khi đạt đến trạng thái tê liệt phù hợp, sinh viên Lachlan Fitzgerald (Đại học Queensland) sẽ bắt đầu cẩn thận lắp bảng mạch nhỏ lên lưng “bệnh nhân”, tạo ra robot sinh học.
Khoa học - công nghệ

Bọ ‘lai máy’ giúp tìm nạn nhân sau thảm họa

Cẩm Bình 07/12/2024 12:05

“Bệnh nhân” được ngâm trong bồn nước đá nhằm gây mê cho ca phẫu thuật sắp tới. Khi đạt đến trạng thái tê liệt phù hợp, sinh viên Lachlan Fitzgerald (Đại học Queensland) sẽ bắt đầu cẩn thận lắp bảng mạch nhỏ lên lưng “bệnh nhân”, tạo ra robot sinh học.

Thật ra “bệnh nhân” là một chú bọ cánh cứng. Bảng mạch gửi xung điện đến râu của bọ giúp Fitzgerald kiểm soát chuyển động cũng như khai thác sự nhanh nhẹn của nó. Anh cho biết: “Chỉ khi bọ di chuyển lệch đường đi mà chúng tôi mong muốn, chúng tôi mới can thiệp để hướng nó di chuyển đúng đường”.

Sinh viên ngành kỹ thuật này hy vọng sẽ tạo ra đội quân robot sinh học phục vụ công tác tìm kiếm - cứu hộ: “Chúng tôi nhìn thấy tương lai mà sau khi xảy ra thảm họa ở đô thị như động đất hay đánh bom, con người không thể tiếp cận hiện trường một cách an toàn thì có thể triển khai một nhóm bọ “lai máy” di chuyển vào nhanh chóng và hiệu quả”.

2024-12-06-160536.png

Phòng thí nghiệm nơi Fitzgerald làm việc đang thử nghiệm với gián đào hang (có thể dài đến 8 cm) và bọ cánh cứng đen. Các loại thuộc họ bọ cánh cứng đen sống ở nhiều môi trường khác nhau, từ thảo nguyên nhiệt đới đến sa mạc khô cằn.

Fitzgerald đánh giá bọ “lai máy” có lợi thế hơn robot truyền thống: “Côn trùng thích nghi tốt hơn so với hệ thống robot nhân tạo vốn cần thực hiện vô số phép tính để có thể xử lý tất cả tình huống trong thế giới thực. Chúng sẽ giúp ích ở tình huống thảm họa bằng cách tìm và báo cáo vị trí người sống sót, cung cấp thuốc cho người sống sót trước lúc nhân viên cứu hộ tiếp cận”.

Đây không phải dự án tạo robot từ sinh vật sống duy nhất. Viện Công nghệ California (Caltech) đang cấy máy tạo nhịp tim điện tử vào sứa để kiểm soát tốc độ bơi của chúng. Họ hy vọng sứa có thể giúp thu thập dữ liệu dưới biển sâu.

Vào tháng 9, Đại học Cornell ra mắt robot cảm nhận và phản ứng với môi trường dựa trên tín hiệu điện cùng độ nhạy sáng của nấm sò vua, có thể cảm nhận tình trạng hóa học của đất gần cây trồng để quyết định thời điểm bón thêm phân.

Sự xuất hiện của robot sinh học làm dấy lên tranh luận về đạo đức trong nghiên cứu, một số nhà khoa học ủng hộ tăng cường giám sát các dự án. Đội ngũ Caltech cho biết họ đã làm việc với nhiều nhà đạo đức sinh học nhằm đảm bảo máy tạo nhịp tim điện tử không gây căng thẳng cho sứa. Số bọ “lai máy” mà Fitzgerald thử nghiệm vẫn có tuổi thọ bình thường.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cơ chế cho trung tâm tài chính phải là ‘những cái người ta cần, không phải cái chúng ta có’
6 giờ trước Tài chính và đầu tư
Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng việc triển khai xây dựng trung tâm tài chính (TTTC) phải có các cơ chế, chính sách vượt trội. Các cơ chế chính sách phải là “những cái người ta cần, không phải là những cái chúng ta có”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bọ ‘lai máy’ giúp tìm nạn nhân sau thảm họa