Trong cuộc họp báo thường kỳ quý 1/2019 vào ngày 26.3 của Bộ GD-ĐT, ông Nguyễn Xuân Thành - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết Bộ sẽ tổ chức tuyển chọn các chủ biên, tác giả để biên soạn bộ SGK do Bộ chủ trì ngay trong tháng 3 này.

Bộ GD-ĐT tuyển các chủ biên để biên soạn bộ SGK mới ngay trong tháng 3

Hải Yến | 28/03/2019, 16:44

Trong cuộc họp báo thường kỳ quý 1/2019 vào ngày 26.3 của Bộ GD-ĐT, ông Nguyễn Xuân Thành - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết Bộ sẽ tổ chức tuyển chọn các chủ biên, tác giả để biên soạn bộ SGK do Bộ chủ trì ngay trong tháng 3 này.

Ông Nguyễn Xuân Thành nhấn mạnh “Bộ SGK lớp 1 phải triển khai kịp thời cho năm học 2021 và đưa vào áp dụng ngay, nếu ai có nhu cầu quan tâm muốn làm chủ biên tác giả bộ SGK thì Bộ sẽ làm thư mời. Ngoài ra, Bộ sẽ tiến hành tập huấn để tác giả viết sách giáo khoa thể hiện được mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học của chương trình mới theo hướng phát triển năng lực học sinh trong sách giáo khoa mới”.

Về mặt nội dung của chương trình SGK mới, ông Thành cũng cho hay kiến thức sẽ có thay đổi so với chương trình hiện hành và sẽ khắc phục được những hạn chế. "Chúng tôi sẽ thực nghiệm nội dung mới, phương pháp, cách thức tổ chức dạy học mới, đảm bảo bộ sách giáo khoa hỗ trợ tốt nhất cho việc dạy và học của thầy trò, để học sinh được thực hiện các hoạt động học một cách tích cực, chủ động và tự lực. SGK sẽ triển khai theo chương trình hướng tới phát triển năng lực, thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đổi mới, phát triển năng lực học sinh. Ví dụ nội dung sách sẽ có phần theo xu hướng quốc tế như vấn đề bình đẳng giới, chống định kiến, giáo dục tài chính…“, ông Thành nói.

Đề cập đến vấn đề bồi dưỡng đội ngũ cho chương trình giáo dục phổ thông mới, theo ông Nguyễn Xuân Thành, Bộ GD-ĐT đã chuẩn bị kế hoạch cụ thể để triển khai, tập trung bồi dưỡng cho 4 đối tượng: Cán bộ quản lý cấp sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo viên; giảng viên sư phạm chủ chốt. Nội dung tập huấn bám theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông. Năm 2019 sẽ tập trung bồi dưỡng cho các đối tượng trên hiểu về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá cũng như các điều kiện cần thiết để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới với nội dung sát với từng đối tượng được tập huấn.

Để làm được việc này, phương thức bồi dưỡng sẽ kết hợp giữa bồi dưỡng qua mạng và trực tiếp, việc thiết kế nội dung bồi dưỡng trên mạng được quan tâm. Các khóa tập huấn không chỉ cung cấp kiến thức lý thuyết mà còn tập trung nhiều vào nghiên cứu trường hợp cụ thể, có bài học minh họa; nội dung bồi dưỡng được thiết kế sát với công việc hằng ngày của mỗi giáo viên trong quá trình triển khai dạy học trong nhà trường... "Đối với đội ngũ giáo viên, việc bồi dưỡng qua mạng sẽ có nội dung sát với những gì giáo viên tiếp cận hằng ngày. Nội dung sẽ không chỉ là lý thuyết mà tập trung nhiều vào nghiên cứu các trường hợp cụ thể, có bài học minh họa", ông Thành khẳng định.

Về đội ngũ biên soạn SGK, Bộ GD-ĐT cũng dự tính khoảng gần 200 người và thời gian thì được viết từ tháng 3 đến khoảng tháng 9,tháng 10.2019 sẽ được thưc hiện.

         
   

Chương trình giáo dục phổ thông mới được Bộ GD-ĐT công bố vào tháng 12.2018, được chia thành 2giai đoạn: giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến 12).

   

Giáo dục cấp tiểu học gồm 11 môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc, gồm: Toán; Tiếng Việt; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (lớp 3, 4, 5); Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, 2, 3); Lịch sử và Địa lý (lớp 4 và 5); Khoa học (lớp 4, 5); Tin học và Công nghệ (lớp 3, 4, 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật); Hoạt động trải nghiệm. Hai môn tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 1 (lớp 1, 2).

   

Nội dung giáo dục THCS gồm 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc là Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lý; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương. Hai môn tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 2.

   

Nội dung giáo dục THPT gồm 7 môn học và hoạt động bắt buộc gồm Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương. Hai môn học tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

   

Cấp THPT có 5môn học lựa chọn từ ba nhóm môn học (mỗi nhóm chọn ít nhất một môn): Nhóm khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật); Nhóm khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).

   

Bộ GD-ĐT sẽ thực hiện chương trình mới theo từng lớp. Năm học 2020-2021 áp dụng với lớp 1; năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và 6; năm học 2022-2023 đối với lớp 3, 7 và 10; năm học 2023-2024 đối với lớp 4, 8 và 11; năm học 2024-2025 đối với lớp 5, 9 và 12.

   
Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT tuyển các chủ biên để biên soạn bộ SGK mới ngay trong tháng 3