Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết đối với các thí sinh có sai phạm, gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Bộ GD-ĐT có thể yêu cầu hủy kết quả cũng như yêu cầu các trường đại học không tiếp nhận.

Bộ GD-ĐT lên tiếng về gian lận thi cử và SGK

Hải Yến | 01/09/2018, 12:24

Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết đối với các thí sinh có sai phạm, gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Bộ GD-ĐT có thể yêu cầu hủy kết quả cũng như yêu cầu các trường đại học không tiếp nhận.

Trả lời báo chí một cách cụ thể về vấn đề gian lận thi cử tại các tỉnh như Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn, Hòa Bình... vừa qua, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết hiện nay cơ quan công an vẫn đang điều tra và chưa có kết luận cuối cùng. Tuy nhiên, Bộ vẫn đang xử lý từng giai đoạn một, xác định rõ các thí sinh sai phạm. "Khi phát hiện có sai phạm, Bộ sẽ hủy đi kết quả của chính thí sinh sai phạm này và yêu cầu các trường không tiếp nhận các em vào học, theo đúng quy chế" - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay.

Bộ cũng chỉ đạo với tinh thần hết sức nghiêm túc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công an, xử lý nghiêm những cá nhân liên quan, vi phạm pháp luật. Hiện nay, cơ quan điều tra của Sơn La làm đúng theo quy trình của pháp luật. Trong quá trình làm, nếu thấy cần thiết, cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an sẽ rút về Bộ làm.

Liên quan đến quan điểm của Bộ GD-ĐT về vấn đề các bộ SGKcũ hiện nay không thể sử dụng được do có tình trạng "tiểu xảo trong sách giáo khoa yêu cầu học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa, dẫn đến toàn bộ sách giáo khoa không thể tái sử dụng được nữa", Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết sách giáo khoa triển khai theo chương trình phổ thông mới từ năm 2000 vẫn đang ổn định và có điều chỉnh một chút, hằng năm có tái bản, bổ sung một số sách.

"Vừa rồi tôi có đi Lai Châu, thấy vẫn còn đầy đủ các sách giáo khoa cũ và vẫn luân chuyển để cho các thế hệ sau sử dụng", Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết.

Ông Độ cũng khẳng định, theo Nghị quyết 88, Quốc hội cho phép thực hiện chương trình phổ thông mới và theo lộ trình bắt đầu thực hiện từ năm 2019 hoặc năm 2020, có thể triển khai từ lớp 1 và khi có chương trình sách giáo khoa mới, lúc đó chương trình sách giáo khoa cũ mới không còn hiệu lực nữa.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng địnhcác sách bài tập, sách tham khảo có viết trực tiếp lời giải trong sách, còn sách giáo khoa là sách riêng, đảm bảo có sự luân chuyểnlâu dài. Sách tham khảo tùy theo từng điều kiện, các gia đình, nhà trường có thể lựa chọn.

"Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra các văn bản 2572, 2372 ban hành ngày 11.4.2013 về việc sử dụng tài liệu tham khảo. Năm 2014 đã ban hành Thông tư 21 về việc quy định và quản lý sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Việc lựa chọn sách tham khảo do thủ trưởng, hiệu trưởng các trường quyết định sử dụng sách nào phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương. Bộ cũng chỉ đạo, yêu cầu các sách tham khảo viết trực tiếp vào trong bài là không nên, gây lãng phí cho xã hội", Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh.

Dạ Thảo

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
3 giờ trước Sự kiện
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT lên tiếng về gian lận thi cử và SGK