Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc vừa ký quyết định giao nhiệm vụ các đơn vị phối hợp tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 một cách an toàn, trọn vẹn và hiệu quả.
Bộ GD-ĐT đã giao các trường ĐH, CĐ cùng các Sở GD-ĐT để tổ chức kỳ thi THPT 2018 theo đúng quy chế và những trường nào xét công nhận tốt nghiệp cũng phải chuẩn bị kỹ các công tác kiểm tra về mặt điểm số.Sở GD-ĐT chủ trì cụm thi phối hợp với các trường tổ chức in sao đề thi, coi thi, chấm thi, thông báo kết quả thi, phúc khảo, xét công nhận tốt nghiệp THPT và báo cáo kết quả thi, kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT về Bộ GD-ĐT theo quy định.
Cả nước có 63 cụm thi THPT quốc gia 2018. Trong đó cụm thi số 1 tại TP. Hà Nội có 10 đơn vị tham gia phối hợp, gồm ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp Việt - Hung, Trường ĐH Lâm nghiệp, Trường ĐH Y Hà Nội, Học viện Y dược cổ truyền, Trường ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội vàHọc viện Kỹ thuật quân sự.
Cụm thi số 2 tại TP.HCM có 7 đơn vị phối hợp tổ chức gồm ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Y dược TP.HCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường ĐH Hoa Sen, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, Trường ĐH Văn Hiến và Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Cụm thi số 28 tại tỉnh Nghệ An do Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An tổ chức cũng có 8 đơn vị phối hợp gồmTrường ĐH Vinh, ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh, Trường ĐH Y khoa Vinh, Trường ĐH Công nghiệp Vinh, Trường ĐH Thăng Long, Trường ĐH Công đoàn, Học viện Hành chính quốc gia và Trường CĐ Sư phạm Nghệ An.
Tuy nhiên, có những cụm thi như cụm thi số 59 tại tỉnh Trà Vinh chỉ có 2 đơn vị chủ trì và phối hợp tổ chức. Cả 2 đơn vị thuộc địa phương này gồmSở GD-ĐT tỉnh Trà Vinh (chủ trì) và Trường ĐH Trà Vinh (phối hợp).
Kỳ thi THPT 2018 đang tiến đến gần,đến ngày 20.4 là thời hạn cuối cùng thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi, tuy nhiên nhiều trường đã cho kết thúc nhận hồ sơ sớm trước mấy ngày để có thể kiểm tra cụ thể từng hồ sơ, tránh sai sót đáng tiếc nếu như các em học sinh có ghi sai.
Chia sẻ với phóng viên, ông Đàm Tiến Nam - Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho biết nhà trường trước đó đã có tổ chức những buổi tư vấn cho học sinh, tuy nhiên lựa chọn như thế nào vẫn là quyết định của học sinh. Mỗi học sinh thường chọn từ 5 - 7 nguyện vọng, thậm chí có thí sinh chỉ điền mỗi 1 nguyện vọng vào hồ sơ của mình.
Theo như chia sẻ của các thầy cô giáo tại các trường THPT, xu hướng các em học sinh chọn trường thiên về tổ hợp môn Khoa học xã hội chiếm ưu thế tăng cao hơn so với các năm trước. Ông Nam cũng cho biết năm nay số lượng học sinhd đăng ký chọn tổ hợp môn Khoa học xã hội tăng lên rõ rệt so với tổ hợp môn Khoa học tự nhiên. "Các học sinh chủ yếu chọn ban A và ban D để đăng ký với số lượng chênh lệch lên tới hơn 1.000 học sinh đăng ký tổ hợp bài thi Khoa học tự nhiên tại trường Nguyễn Bình Khiêm", ôngNam cho hay.
Với số lượng câu hỏi, kiến thức được mở rộng cả lớp 11 và lớp 12, kỳ thi THPT 2018 năm nay dự tính sẽ bao trùm toàn bộ các câu hỏi khiến nhiều học sinh khá lo lắng cho kỳ thi THPT 2018 sắp tới.
Liên quan tới vấn đề đăng ký bao nhiêu nguyện vọng là hợp lý, TS. Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cũng khẳng định các thí sinh chỉ nên cân nhắc đăng ký từ 3 - 5 nguyện vọngđể nâng cao khả năng trúng tuyển. Cùng với đó, thí sinh nên cân nhắc có những nguyện vọng thấp hơn một chút so với năng lực tự đánh giá của các em để đề phòng rủi ro và ngược lại.
Theo bà Phụng, quan trọng nhất đối với các thí sinh là phải biết lựa chọn đâu là ngành mong muốn nhất để đặt nguyện vọng 1. Bởi lẽ, ngay khi đã trúng tuyển một nguyện vọng trong danh sách đã đăng ký (theo thứ tự ưu tiên thí sinh đã đăng ký), thí sinh sẽ không được phép xét tuyển ở các nguyện vọng khác.
Dạ Thảo