Việc một số trường đại học từ chối tham gia kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tạo vừa qua đã gây chú ý trong dư luận.

Bộ GD-ĐT cần đưa ra cơ sở pháp lý để các trung tâm kiểm định chất lượng thực hiện quản lý giáo dục

Hải Yến | 05/12/2017, 14:14

Việc một số trường đại học từ chối tham gia kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tạo vừa qua đã gây chú ý trong dư luận.

Có rất nhiều người đã thắc mắc vì sao các trường lại từ chối kiểm định, có phải các trường chỉ quan tâm tới kiểm định theo tiêu chuẩn quốc tế mà không quan tâm tới kiểm định trong nước?2 cơ sở giáo dục đại học không hợp tác để thực hiện thẩm định là ĐH Tôn Đức Thắng và ĐH Kinh doanh Công nghệ. Các tổ chức này đã tiến hành công tác thẩm định và xác nhận những điều kiện đảm bảo chất lượng chính (diện tích đất, sàn xây dựng; thư viện, trung tâm học liệu; quy mô sinh viên, đội ngũ giảng viên cơ hữu) đối với các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước.

Chia sẻ về việc từ chối kiểm định chất lượng từ Bộ GD-ĐT, GS Đinh Văn Tiến - Phó hiệu trưởng ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội biết khoảng thời gian Bộ GD-ĐT yêu cầu trường phối hợp với trung tâm kiểm định để thẩm định, đánh giá chất lượng nhưng đúng thời gian này, nhà trường cũng đang kiểm tra chất lượng nội bộ nên chưa thể thực hiện đánh giá bởi các tổ chức kiểm định độc lập bên ngoài. Nhà trường cũng đã gửi công văn đến Bộ GD-ĐT trình bày rõ việc này.

Lý giải về việc từ chối kiểm định từ phía ĐH Tôn Đức Thắng, đại diện nhà trường cho rằng giữa tháng 11.2016 đoàn thanh tra Bộ GD-ĐT cũng đã có buổi làm việc với nhà trường và yêu cầu thẩm định chất lượng của đợt này giống hệt với đợt thẩm định mà Bộ GD-ĐT mới yêu cầu, thậm chí đoàn kiểm tra trước còn có nội dung phong phú hơn. "Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng đã có công văn báo cáo với Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, nếu cùng nội dung thì nên dùng kết quả thanh tra đã có chứ trong vòng 1,2 tuần phải kiểm tra liên tục nhà trường khó mà làm việc. Điển hình trong năm 2017 đã có 12 đoàn kiểm tra, thanh tra của các cơ quan đến làm việc với trường”-đại diện nhà trường cho hay.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc trả lời của 2 trường ĐH về việc thẩm định chất lượng giáo dục của Bộ GD-ĐT, TS Lê Mỹ Phong - phụ trách Kiểm định, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) khẳng định việc thẩm định và xác nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng cũng thể hiện trách nhiệm của nhà trường. Hiện nay 2 trường đang nhầm lẫn khi cho rằng hoạt động thẩm định và xác định các điều kiện đảm bảo chất lượng là một nhưng đảm bảo chất lượng giữa các trường không phải kiểm định theo đúng như kiểm định chất lượng giáo dục như Bộ GD-ĐT đã đề ra.

Về việc trường ĐH Kinh doanh vàCông nghệ Hà Nội viện lý do đang kiểm định nội bộ nên không hợp tác với Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục (ĐH Đà Nẵng)để đánh giá ngoài, ông Phong phản hồi: Theo quy định của Luật Giáo dục ĐH, nhà trường được lựa chọn một trong số các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dụcđã được Bộ GD-ĐT công nhận để kiểm định chất lượng. Bộ GD-ĐT chỉ phân công Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục (ĐH Đà Nẵng) thẩm định và xác nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, chứ không kiểm định. Hai trường này đã không phân biệt được hoạt động thẩm định và xác nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng với kiểm định chất lượng giáo dục.

“Kể cả các trường nói kiểm định trong nước trường nào cũng đạt nên không tín nhiệm”, thậm chí “kiểm định trong nước là chuyện tào lao” là những nhận xét thiếu căn cứ, không đúng thực tiễn và đi ngược lại với những nỗ lực của các trường ĐH Việt Nam trong quá trình đổi mới” - ông Phong cho hay. Bởi trước khi đánh giá ngoài một trường ĐH, Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục phải thẩm định về hình thức và nội dung các báo cáo tự đánh giá.

Theo số liệu cập nhật đến ngày 30.11.2017, cả nước có 213 trường đại học hoàn thành tự đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn trong nước. Các Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục sau khi đã thẩm định các báo cáo tự đánh giá theo đề nghị của trường, đã tiến hành đánh giá ngoài cho 78 trường ĐH, trong đó có 50 trường được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng nhưng với sự khác biệt khá rõ về số lượng tiêu chí đạt yêu cầu và có 04 trường không đủ điều kiện để được công nhận.

Đưa ra quan điểm của mình, GS Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho rằng Bộ GD-ĐT nên quản lý lại quy trình và phải chặt chẽ hơn nữa trong việc kiểm định chất lượng giáo dục. Việc thẩm định và xác định các trường đủ điều kiện giáo dục là một việc làm chung, nếu trường nào đào tạo có chất lượng, cơ sở vật chất đáp ứng thì không lo việc kiểm định. Lâu nay, Bộ GD-ĐT vẫn còn làm khá hời hợt vấn đề này nên cứ nói đến thẩm định, kiểm định là người ta không tin. Việc2 trường không hợp tác, Bộ GD-ĐT nên tìm hiểu rõ lý do để có những quy định quy củ, trật tự theo đúng quy trình mà Bộ GD-ĐT đã đưa ra.

Cũng cùng với ý kiến với GS Phạm Tất Dong, Hiệu trưởng trường ĐH Thành Tây - TS Đàm Quang Minh cũng cho biết Bộ GD-ĐT tiến hành thẩm định điều kiện tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học là cần thiết. Tuy nhiên, có thể việc Bộ GD-ĐT đưa các đơn vị kiểm định là các trường ĐH trong nước thực hiện khiến các trường hiểu nhầm.

Ông Minh cũng cho biết hiện nay những chuyên gia thẩm định đại học của Việt Nam tích lũy được khá đầy đủ kinh nghiệm về kiểm định đại học. Cách tiếp cận kiểm định của các tổ chức này tương đồng nhiều đơn vị kiểm định đại học khác trên thế giới nên các trường cũng khá yên tâm. "Việc chuyên gia thẩm định hay các trường ĐH thẩm định khi mới bắt đầu làm cũng không thể tốt ngay được nên họ cần thời gian để các trung tâm kiểm định nâng cao dần chất lượng. Tuy nhiên Bộ GD-ĐT cần đưa ra cơ sở pháp lý căn cứ vào điều khoản nào hoặc văn bản nào quy phạm pháp luật để các trường thực hiện một cách cụ thể.

Bộ GD-ĐT giao cho một trung tâm làm nhiệm vụ kiểm định chất lượngthay chức năng quản lý Nhà nước khi không có quy định bởi Luật, Nghị định nào để ủy quyền là sai về quy tắc hành chính. Do đó, Bộ GD-ĐT và ĐH Tôn Đức Thắng và cả ĐH Kinh doanh và Công nghệcần xem xét kỹ lưỡng các quy định trong Luật Giáo dục Đại học và các quyết định của Thủ tướng về tự chủ đại học trước khi đưa ra kết luận.

Dạ Thảo

Bài liên quan
Bộ GD-ĐT dự kiến siết xét tuyển đại học bằng học bạ
Ngày 22.11, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó, có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
8 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT cần đưa ra cơ sở pháp lý để các trung tâm kiểm định chất lượng thực hiện quản lý giáo dục