Thức dậy từ 3 giờ sáng phục vụ ba bữa ăn cho hàng trăm người trong 28 ngày liền, có khi đến 23 giờ tối vẫn phải đi mua sữa và thẻ cào điện thoại giúp người cách ly, thế mà chiến sĩ bộ đội vẫn nhận lời lẽ cay nghiệt từ vài kẻ không biết điều.

Bộ đội 3 giờ sáng dậy nấu ăn cho trăm người, đêm đi mua giúp thẻ cào vẫn bị lăng mạ

Phạm Hồng Quân | 24/03/2020, 15:53

Thức dậy từ 3 giờ sáng phục vụ ba bữa ăn cho hàng trăm người trong 28 ngày liền, có khi đến 23 giờ tối vẫn phải đi mua sữa và thẻ cào điện thoại giúp người cách ly, thế mà chiến sĩ bộ đội vẫn nhận lời lẽ cay nghiệt từ vài kẻ không biết điều.

Xem thêm:Bệnh nhân 122 không đeo khẩu trang chụp ảnh với 4 người khác ở phòng cách ly

Thực hư tin Nga thả 500 sư tử ra phố để người dân ở nhà tránh dịch COVID-19?

Bà mẹ Việt Nam anh hùng 95 tuổi may hàng trăm khẩu trang hỗ trợ chống COVID-19

Tâm thư cảnh báo cả thế giới, nêu nguyên nhân Ý có nhiều người chết nhất vì nCoV

Bị truy lùng, nữ Việt kiều Đài Loan phỉ báng đồng bào, thách gọi công an làm clip xin lỗi

Trong clip đang lan truyền trên mạng, nhóm thanh niên dùng lời lẽ thiếu văn hóa để quát mắng đội ngũ y tế và cán bộ ở nơi cách ly, thậm chí hạ khẩu trang xuống để tranh cãi. Lý do vì họ cho rằng cơm sống, không ngon, chỉ lèo tèo vài món, ăn không đủ no.

Cán bộ khu cách ly giải thích rằng phần ăn trên theo tiêu chuẩn đề ra, ai cũng như nhau. Thế mà có nam thanh niên xăm trổ, đội nón lưỡi trai còn tuyên bố: “Cơm này cho thử chó nó có ăn không mà bắt người ăn?”.

Vì đại dịch COVID-19, Việt Nam đangchăm lo cho hàng chục ngàn người cách ly; nhiều tình nguyện viênlàm việc mệt nhoài nhưngkhông có chỗ ngủ đành nằm lót tạm bìa cát tôngvà nằm lăn dưới sàn,các chiến sĩ bộ đội phải nhường chỗ, ăn bờ ngủ bụi, thức dậy từ3 giờ sáng nấu ăn cho hàng trăm người ở mỗi khu cách ly… Ấy vậy mà những thanh niên không biết điều trênchỉ biết lo nghĩ cho bản thân, vì bữa cơm khó ăn lại dùng lời lẽ xúc phạm đếnngười phục vụ họ.

Nồi mì tôm thiếu chất của các chiến sĩ bộ đội phục vụ hàng trăm người ở khu cách ly.
Ai định chê bai đồ ăn thì nên nhớ hình ảnh này.

Những tình nguyện viên năm lăn lóc dưới sàn và trên bậcthang chợp mắt vì quá mệt.

Không biết xem qua clip trênchưa nhưng anh H.T, chiến sĩ bộ đội 45 tuổi phục vụ bữa ăn cho hàng trăm người cách ly, cũng từng bị lăng mạ nên bức xúc chia sẻ: “Tôi đang phục vụ cách ly nên rất mệt với những người dân như này. Sáng dậy từ 3 giờ để kịp làm cơm nước bữa sáng rồi lăn vào làm bữa trưa. Trưa không được nghỉ đề làm bữa chiều. Khi ăn chiều xong là dọn dẹp mọi thứ đến gần 21 giờ mới xong, rồi lại đi mua đồ giúp người này người nọ. Có hôm 23 giờ còn đi tìm sữa nóng cho trẻ em, mua thẻ nạp điện thoại cho dân.

Chính bản thân chúng tôi cũng là người cách ly. Các bạn cách ly 14 ngày, chúng tôi sẽ phải cách ly 28 ngày. Khi các bạn về nhà, chúng tôi tiếp tục phục vụ những người đến sau và tiếp tục cách ly.Áp lực và căng thẳng cho những người phục vụ.

Ở nhà, vợ con các bạn nấu bữa cơm cho vài ba người ăn còn sơ suất, có khi mặng khi nhạt. Tạiđây, chúng tôi nấu cho vài trăm người ăn, sao tránh được sơ suất nhỏ không mong muốn. Tôi, người đàn ông 45 tuổi nhặt rau, nấu ăn, cơm bưng nước rót cho các bạn đáng tuổi cháu mình. Tôi không một lời kêu ca, phàn nàn, làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao nhất. Khi các bạn là người được phục vụ thấy gì đó không hài lòng thì góp ý cùng chúng tôi. Sao các bạn lăng mạ chúng tôi?”.

Nhiều bậc phụ huynh xếp hàng dài mang đồ tiếp tế cho con ở khu cách ly.

Anh P.N.T đề cập đến chuyện đáng buồn khácliên quan đến thái độ và ý thức của những bạn trẻ từ nước ngoài khi được bố mẹ mang đồ tiếp tế đến nơicách ly: "Những ông bố bà mẹ tìm mọi cách chuyển đồ đạc vào cho con trong khu cách ly. Mình đứng đó một lúc chụp mà phải công nhận chỉ có các bố các mẹ mới đủ kiên nhẫn với con cái mình. Nhắn tin gọi điện để người thân mang đồ tiếp viện (chăn màn, quần áo, đồ ăn ...) nhưng không có số phòng, không biết mình đang ở phòng nào, tầng mấy, toà nhà nào. Toà nhà có hai mặt, 4.000 giường thì chỉ biết phòng nhìn về cái nhà đang xây dở, giọng thì như ngái ngủ (chắc vìkhác múi giờ). Bố mẹ hỏi nhiều thì quát: "Con làm sao mà biết được". Có gia đình lặn lội từ Thái Nguyên mang đồ tiếp tế trong đêm khuya, gọi điện mãi không được khi con không cho một nội dung gì về chỗ ở. Mẹ chờ đến đêm thì ông con nghe máy. Mẹ nhờ bảo vệ gửi đồ thì ông con còn mắng luôn cả bảo vệ: "Cháu nhắn tin rồi, không biết đọc à?".

Kiểm tra mãi tin nhắn không có, chắc nó ngủ quên hoặc ngủ mơ thấy đã nhắn tin. Hỏi thì nó bảo không biết ở phòng nào, trong khi theo qui tắc, các tầng đều có bộ đội túc trực. Có gia đình con cái to khoẻ, béo quá ăn nhiều, vừa ăn xong cơm suất đã đói, nhưng gọi điện cho người thân tiếp tế không đúng giờ nên không gửi được đồ vào. Nó đói quá mắng oang oang cả phố nghe thấy. Một số bọn trẻ bây giờ ý thức thật tệ, không tự chăm sóc được bản thân thì đi học ở Tây có mang lại gì không nhỉ?”.

>>Chê nơi cách ly ‘dơ như chuồng chó’, cô gái xinh về từ Úc bị chửi ý thức tệ hơn con đó

Clip nhóm người Việt từ châu Âu về tránh dịch hạch sách ở khu cách ly Pháp Vân. Xem chi tiết tại đây.

Xem thêm:Khách Mỹ đi ô tô kể chuyện bị cướp ví, đánh hội đồng, ném ghế ở TP.HCM

Tâm sự của cô gái về Việt Nam tránh dịch bị bạn hỏi xoáy ‘Sao không ở bên, về làm gì?’

Bị kiểm tra nồng độ cồn, tài xế chửi CSGT 'xin tiền', lái siêu xe húc CSCĐ rồi bỏ trốn

Khách lạ quên mang ví, nhân viên ở Hà Nội vẫn đổ xăng và nói câu gây xúc động

Thấy bộ đội nhường chỗ, ăn bờ, ngủ bụi, nhóm Việt kiều về nước tránh dịch có chạnh lòng?

Thầy nước ngoài ở TP.HCM bình luận miệt thị con gái Việt: Đề nghị đuổi việc, trục xuất

‘Nữ đại gia chân đất’ tặng 50 tấn gạo chống COVID-19, bỏ 6 tỉ xây trường cho trẻ em nghèo

Nhân Hoàng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ đội 3 giờ sáng dậy nấu ăn cho trăm người, đêm đi mua giúp thẻ cào vẫn bị lăng mạ