Việc Bộ GD-ĐT quyết định bỏ điểm sàn đại học từ năm 2017 đã nhận được nhiều ý kiến ủng hộ, bên cạnh đó cũng không ít ý kiến lo lắng việc Bộ thả nổi chất lượng đầu vào thì chất lượng sinh viên sẽ không được đảm bảo.

Bỏ điểm sàn: Các trường đại học tự chịu trách nhiệm xét tuyển và chất lượng đào tạo

Hải Yến | 19/12/2016, 17:37

Việc Bộ GD-ĐT quyết định bỏ điểm sàn đại học từ năm 2017 đã nhận được nhiều ý kiến ủng hộ, bên cạnh đó cũng không ít ý kiến lo lắng việc Bộ thả nổi chất lượng đầu vào thì chất lượng sinh viên sẽ không được đảm bảo.

Việc bỏ điểm sàn xét tuyển sẽ buộc các trường ĐH công khai chuẩn đầu ra và nâng cao chất lượng đào tạo. Trước quy định trên của Bộ GD-ĐT, PGS.TS Trần Văn Tớp - Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã khẳng định: Tôi hoàn toàn ủng hộ quyết định trên của Bộ GD-ĐT vì các trường hiện nay cũng phải đưa ra mức điểm để nhận hồ sơ của các học sinh. Vì mục tiêu đầu tiên của các trường chính là tuyển đủ sinh viên nhưng phải đảm bảo chất lượng, tuyển đủ nhưng một số sinh viên có đáp ứng được chất lượng hay không thì lại là chuyện khác. Dù Bộ không đưa ra mức điển sàn nhưng các trường sẽ tự tạo một "sàn riêng" cho trường mình lựa chọn hồ sơ làm sao cho phù hợp.

Với ý kiến của mình, TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho rằng quan điểm của thế giới là nếu ai qua được bậc học nào đó đều có quyền được đăng ký học ở bậc học cao hơn. Còn quyền đó có được chấp nhận hay không là ở các trường. Cho nên, việc này thực chất là bỏ điểm sàn do Bộ GD-ĐT quy định, thay vào điểm sàn do các trường tự quyết định. Nhà trường phải tự chịu trách nhiệm cho chất lượng đào tạo của chính sinh viên mình chứ không thể để việc đào tạo sinh viên lên vai Bộ GD-ĐT.

Quyết định bỏ điểm sàn đại học mở ra những cơ hội cho các trường top dưới và các trường ngoài công lập tuyển sinh

Chia sẻ riêng với Báo điện tử Một Thế Giới, TS Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng trường Đại học công nghệ Đồng Nai cho rằng nếu năm 2017 Bộ GD-ĐT quyết định bỏ điểm sàn thì tỷ lệ tuyển sinh tại các trường không có quá nhiều biến động. Tuy việc bỏ điểm sàn là lối ra trong giai đoạn khủng hoảng cho các trường ĐH địa phương và trường ngoài công lập khi năm vừa rồi tuyển sinh khó khăn, nhưng cũng cần có quy định rõ ràng.

Các trường như chính trường Đại học công nghệ Đồng Nai sẽ tự cam kết chất lượng sinh viên ra trường bằng cách để xã hội đánh giá, các doanh nghiệp nhận sinh viên ngay sau khi ra trường chứ ít có sinh viên phải trầy trật cầm hồ sơ đi xin việc. Chất lượng giáo dục chính là ở chỗ sinh viên ra trường hoàn toàn đáp ứng được đủ nhu cầu xã hội, đáp ứng được mục tiêu mà nhà tuyển dụng đưa ra.

“Việc các chuyên gia lo lắng cho bỏ điểm sàn đại học là hoàn toàn chính xác, bởi khi không còn giới hạn điểm sàn, các trường không đảm bảo chất lượng sẽ ồ ạt tuyển sinh bất chấp năng lực của học sinh. Nhất là khi các trường đang đánh vào tâm lý người dân Việt là phải cho con học bằng được hệ Đại học mà không cần quan tâm chất lượng trường đó như thế nào.

Thậm chí, có nhiều ý kiến lo ngại sẽ không thể phân luồng được chất lượng sinh viên, trong khi, lẽ ra phải có những định hướng, cách làm đồng bộ để thay đổi nhận thức của người học, thì nay chủ trương này mâu thuẫn, đi ngược với chủ trương kia. Tuy nhiên, với tư cách một hiệu trưởng của trường đại học thì tôi khẳng định chất lượng giáo dục của trường phải song hành cùng với sinh viên khi ra trường.Để hoàn thành được điều đó nhà trường phải cung cấp đủ cho sinh viên chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất cũng như khuyến khích sự sáng tạo của sinh viên ngay trong chính môi trường đào tạo.

Bên cạnh đó, năm 2017 này Bộ cũng yêu cầu các trường công khai điều kiện đảm bảo chất lượng, báo cáo tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp, công khai "chuẩn đầu ra" theo khung trình độ quốc gia, triển khai mạnh mẽ kế hoạch kiểm định chất lượng sẽ khiến nhiều trường cẩn trọng hơn khi cho sinh viên tốt nghiệp ra trường” – TS Sơn nhìn nhận.

Việc Bộ GD - ĐT đưa ra quy định một ngưỡng điểm đầu vào chung cho tất cả các trường ĐH như mọi năm đã không còn phù hợp với thực tế. Và mỗi trường đại học, cao đẳng sẽ biết cân nhắc một cách hài hòa khi đưa ra quy định về điều kiện đầu vào của mình để vừa đảm bảo chất lượng lại vừa đủ chỉ tiêu.

Đây cũng chính là lối thoát mà Bộ GD-ĐT tạo điều kiện cho các trường, tuy nhiên cơ hội này chỉ có thể thực hiện trong một vài năm, với tình hình thực tế, nếu các trường đào tạo không đảm bảo chất lượng thì trường đó sẽ bị thị trường tuyển dụng lao động đào thải chứ không cần phải chờ đến bất kỳ quy định nào của Bộ GD-ĐT.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bỏ điểm sàn: Các trường đại học tự chịu trách nhiệm xét tuyển và chất lượng đào tạo