Chi cục Quản lý thị trưởng tỉnh Bắc Ninh vừa kiếm tra 4 cơ sở buôn bán xe điện có dấu hiệu vi phạm bản quyền sản phẩm Cap-A 2 của Công ty PEGA tịch thu gần 30 sản phẩm, đồng thời mời đại diện Công ty Fuji đến làm việc về vấn đề này.

Bộ Công Thương vào cuộc vụ làm giả xe điện PEGA, tạm giữ 30 xe

Trí Lâm | 17/07/2017, 18:55

Chi cục Quản lý thị trưởng tỉnh Bắc Ninh vừa kiếm tra 4 cơ sở buôn bán xe điện có dấu hiệu vi phạm bản quyền sản phẩm Cap-A 2 của Công ty PEGA tịch thu gần 30 sản phẩm, đồng thời mời đại diện Công ty Fuji đến làm việc về vấn đề này.

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã nhận được văn bản số 070717/CV của Công ty cổ phần Xe điện toàn cầu PEGA LTT về việc thông báo và đề nghị hỗ trợ xử lý xe giả, nhái kiểu dáng chính hãng.

Theo đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo Cục Quản lý thị trường (QLTT) Bộ Công Thương xem xét hồ sơ và văn bản của Công ty Cổ phần Xe điện toàn cầu PEGA LTT, tiến hành kiểm tra và đề xuất phương án xử lý đối với trường hợp của công ty, báo cáo Bộ trưởng.

Theo chỉ đạo của Bộ trưởng, sáng ngày 14.7, Cục QLTT đã có công văn chỉ đạo các Chi cục QLTT các tỉnh, thành phố được xem là có vi phạm cần vào cuộc, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các cơ sở có dấu hiệu vi phạm.

Chiều cùng ngày, chi cục QLTT tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành kiếm tra 4 cơ sở buôn bán xe điện có dấu hiệu vi phạm bản quyền sản phẩm Cap-A 2 của PEGA trên địa bàn 3 huyện Yên Phong, Gia Bình, Quế Võ, tịch thu gần 30 sản phẩm.

Sáng ngày 17.7, chi cục QLTT tỉnh Bắc Ninh đã mời đại diện PEGA và đại điện của Công ty FuJi (Phú Sỹ) đến làm việc để đưa ra phương án xử lý với số xe điện được thu hồi. Tuy nhiên, đại diện FuJi không có mặt và không đưa ra lý do cụ thể.

Cơ quan chức năng kiểm tra và tịch thu nhiều xe điện làm nhái

Trước đó, Công ty cổ phần xe điện toàn cầu Pega LTT “kêu cứu” tới Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc công ty bị“làm giả, làm nhái” kiểu dáng mẫu xe đạp điện CAP-A và CAP-A2 và bày bán công khai. Giá bán của các sản phẩm nhái từ khoảng 9 - 11 triệu đồng, trong khi giá bán của xe chính hãng ở mức 13,99 triệu đồng. Nhiều khách hàng đã mua phải sản phẩm này và những chiếc xe"nhái" nàythường xuyên hỏng hóc, gây tai nạn...

"Việc này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường cũng như quyền lợi của người tiêu dùng”, đơn kêu cứu nêu rõ.

Theo đại diện công ty, sự khác biệt của các dòng xe nhái nằm ở chỗ sử dụng các linh kiện kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng. Trong khi PEGA trang bị cho dòng Cap A-3 mới bộ động cơ điện và bộ điều tốc tối ưu của thương hiệu Bosch đến từ Đức, thì dòng Cap A-Fuji nhái tràn lan trên thị trường bị giấu nhẹm các thông tin linh kiện xe.

Trước tình hình này, doanh nghiệp cho biết đã đi rà soát và phát hiện nhiều cơ sở đang bày bán xe đạp điện “nhái” sản phẩm của công ty. Đơn cử như Công ty cổ phần thương mại quốc tế Phú Sỹ (tên thường gọi là Fuji (phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội). Cục Đăng kiểm Việt Nam đã từng xử lý những sai phạm của cơ sở này.

“Hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, đặc biệt đối với sản phẩm là phương tiện giao thông không chỉ là lừa đảo người tiêu dùng, gây hậu quả nghiệm trọng cho người sử dụng sản phẩm, không những là mối hiểm họa tai nạn giao thông từ những sản phẩm giả, nhái, kém chất lượng mà còn là mối nguy hại, đẩy lùi sự phát triển của xã hội”, PEGA nêu.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Công Thương vào cuộc vụ làm giả xe điện PEGA, tạm giữ 30 xe